Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động có nội dung trái với hợp đồng thì điều khoản đó có hiệu lực không?
Sửa đổi nội dung hợp đồng lao động có bắt buộc thực hiện thông qua phụ lục hợp đồng không?
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Theo đó, trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Như vậy, sửa đổi nội dung hợp đồng lao động không bắt buộc thực hiện thông qua phụ lục hợp đồng.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động có nội dung trái với hợp đồng thì điều khoản đó có hiệu lực không? (hình từ internet)
Phụ lục hợp đồng lao động có hiệu lực như thế nào? Có phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng?
Hiệu lực của phụ lục hợp đồng lao động được quy định tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Theo đó, phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
Ngoài ra, quy định này cũng đề cập, phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động có nội dung trái với hợp đồng thì điều khoản đó có hiệu lực không?
Hợp đồng lao động được quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Dẫn chiếu đến Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 giải thích về hợp đồng như sau:
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo các quy định trên thì hợp đồng lao động về bản chất cũng là một hợp đồng dân sự và chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự.
Cụ thể, tại Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về phụ lục hợp đồng như sau:
Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Theo đó, trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Như vậy, trường hợp phụ lục hợp đồng lao động có nội dung trái với hợp đồng thì điều khoản đó vẫn có thể có hiệu lực nếu người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về việc điều khoản phụ lục hợp đồng được trái với nội dung của hợp đồng lao động.
Khi đó, điều khoản trái với nội dung của hợp đồng mặc định được hiểu là nội dung sửa đổi cho nội dung của điều khoản có trong hợp đồng lao động trước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xuất hóa đơn giảm thuế GTGT 2025 xuống 8% theo Nghị định 180/2024 từ 01/01/2025 đến hết 30/6/2025?
- Mức xử phạt đua xe trái phép từ 2025 theo Nghị định 168/2024 ra sao? Xử phạt xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thế nào?
- Việc sửa chữa công trình trong bảo trì công trình xây dựng được thực hiện khi nào? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng bao gồm?
- Hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế GTGT 2025 xuống 8% từ 01/01/2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP?
- Hóa đơn GTGT có được sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế không? Hóa đơn GTGT hợp lệ là hóa đơn thế nào?