Trường hợp phải xác định dòng chảy tối thiểu từ 01/7/2024 theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?

Trường hợp phải xác định dòng chảy tối thiểu từ 01/7/2024 theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023? Chị T ở Hà Nội.

Trường hợp phải xác định dòng chảy tối thiểu từ 01/7/2024 theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?

Căn cứ theo quy định tại khoản 18 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 thì dòng chảy tối thiểu là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông, suối hoặc đoạn sông, suối nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng nước.

Tại khoản 1 Điều 24 Luật Tài nguyên nước 2023 thì các trường hợp phải xác định dòng chảy tối thiểu bao gồm:

- Sông, suối có các công trình chuyển nước, đập, hồ chứa, công trình khai thác nước lớn có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, hệ sinh thái thủy sinh.

Căn cứ nguồn lực, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tầm quan trọng của nguồn nước, yêu cầu phòng, chống thiên tai, yêu cầu bảo vệ nguồn nước, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 24 Luật Tài nguyên nước 2023 quyết định thứ tự ưu tiên, vị trí cần duy trì dòng chảy tối thiểu của từng sông, suối cần xác định dòng chảy tối thiểu.

- Đập, hồ chứa xây dựng trên các sông, suối, trừ trường hợp các đập, hồ chứa đã đi vào vận hành mà không thể điều chỉnh, bổ sung hạng mục công trình xả dòng chảy tối thiểu.

Trường hợp phải xác định dòng chảy tối thiểu từ 01/7/2024 theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?

Trường hợp phải xác định dòng chảy tối thiểu từ 01/7/2024 theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023? (Hình ảnh từ Internet)

Mục tiêu, yêu cầu và căn cứ xác định dòng chảy tối thiểu hiện nay thực hiện ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 64/2017/TT-BTNMT thì mục tiêu, yêu cầu và căn cứ xác định dòng chảy tối thiểu hiện nay như sau:

(1) Dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa sau khi được xác định, công bố là một trong các căn cứ để xem xét trong quá trình xây dựng thẩm định, phê duyệt các nhiệm vụ sau:

- Quy hoạch tài nguyên nước; quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các sông, suối;

- Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông;

- Kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông;

- Dự án xây dựng hồ chứa trên các sông, suối; dự án chuyển nước lưu vực sông;

- Cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

- Các dự án có liên quan trực tiếp đến việc duy trì, bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên sông, suối.

(2) Dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa được xác định phải nằm trong phạm vi từ lưu lượng tháng nhỏ nhất đến lưu lượng trung bình của 3 tháng nhỏ nhất (m3/s).

Trường hợp có yêu cầu khác, thì phải căn cứ vào các quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 64/2017/TT-BTNMT để xác định giá trị dòng chảy tối thiểu tại từng vị trí, nhưng mức tăng tối đa không vượt quá lưu lượng trung bình mùa cạn và phải phù hợp với khả năng thực tế của nguồn nước, năng lực vận hành điều tiết nước của hồ chứa; mức giảm tối đa không vượt quá 50% lưu lượng của tháng nhỏ nhất, nhưng phải bảo đảm an toàn cấp nước, an sinh xã hội.

(3) Căn cứ yêu cầu về mức dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 64/2017/TT-BTNMT, trong quá trình xác định dòng chảy tối thiểu phải xem xét toàn diện, đầy đủ các yếu tố sau đây để lựa chọn giá trị cụ thể của dòng chảy tối thiểu tại từng vị trí cho phù hợp:

- Đặc điểm thủy văn, chế độ dòng chảy, phân phối dòng chảy trên sông suối, tỷ lệ góp nước của sông, suối trong hệ thống sông và các chức năng của nguồn nước;

- Hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng nước của các đối tượng khai thác, sử dụng nước trực tiếp trên sông, suối;

- Các yêu cầu bảo vệ, phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước tối thiểu trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, yêu cầu về bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái thủy sinh, đa dạng sinh học, bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yêu cầu khác liên quan đến bảo vệ nguồn nước;

- Quy mô, phạm vi tác động, phương thức khai thác, bố trí hạng mục công trình và khả năng điều tiết nước đối với hồ chứa;

- Quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.

(4) Tùy thuộc vào yêu cầu về chế độ khai thác, sử dụng nước và khả năng vận hành điều tiết của hồ chứa, năng lực công trình điều tiết, giá trị cụ thể của dòng chảy tối thiểu tại mỗi vị trí có thể được xem xét, xác định tương ứng với từng thời kỳ, thời gian trong năm.

Dòng chảy tối thiểu trên sông, suối hiện nay được rà soát, điều chỉnh, bổ sung như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 64/2017/TT-BTNMT thì vấn đề rà soát, điều chỉnh, bổ sung dòng chảy tối thiểu trên sông, suối hiện nay như sau:

(1) Việc rà soát, điều chỉnh dòng chảy tối thiểu trên sông, suối được thực hiện định kỳ năm (05) năm một lần hoặc trong các trường hợp sau:

- Có sự điều chỉnh quy hoạch liên quan đến khai thác, sử dụng nước;

- Có dự án, công trình khai thác, sử dụng nước mới được hình thành làm thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy trên sông, suối;

- Có sự biến động về điều kiện tự nhiên tác động lớn đến nguồn nước.

(2) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dòng chảy tối thiểu trên sông, suối quyết định việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung. Việc xác định, công bố dòng chảy tối thiểu trên sông, suối thực hiện theo quy định của Thông tư 64/2017/TT-BTNMT.

Luật Tài nguyên nước 2023 sẽ có hiệu lực từ 01/7/2024 trừ khoản 3, 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023

Dòng chảy tối thiểu Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dòng chảy tối thiểu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung dòng chảy tối thiểu trên sông, suối
Pháp luật
Vị trí xác định dòng chảy tối thiểu đối với hạ lưu đập hồ chứa cần phải được xác định như thế nào?
Pháp luật
Dòng chảy tối thiểu là gì? Đặc trưng dòng chảy được tính toán tại mỗi vị trí xác định dòng chảy tối thiểu là gì?
Pháp luật
Có thể xác định giá trị dòng chảy tối thiểu tương ứng với từng thời kỳ trong năm không? Tần suất rà soát điều chỉnh dòng chảy tối thiểu?
Pháp luật
Dòng chảy tối thiểu có phải được xác định khi hồ chứa được xây dựng trên các sông suối hay không?
Pháp luật
Việc duy trì dòng chảy tối thiểu có nằm trong hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt hay không? Nguyên tắc xác định dòng chảy tối thiểu sẽ bao gồm những gì?
Pháp luật
Dòng chảy tối thiểu trên sông suối có giá trị trong phạm vi nào? Vị trí xác định dòng chảy tối thiểu trên sông suối?
Pháp luật
Thế nào là Dòng chảy tối thiểu? Vị trí xác định dòng chảy tối thiểu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dòng chảy tối thiểu là căn cứ để xem xét các nhiệm vụ nào theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Trường hợp phải xác định dòng chảy tối thiểu từ 01/7/2024 theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Báo cáo chuyên đề về dòng chảy tối thiểu trên sông, suối chưa có hồ chứa gồm những báo cáo nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dòng chảy tối thiểu
5,121 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dòng chảy tối thiểu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dòng chảy tối thiểu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào