Trường hợp phải tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trong quyết định phải nêu rõ những vấn đề gì?
- Trường hợp phải tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trong quyết định phải nêu rõ những vấn đề gì?
- Khi nhận được hồ sơ vụ án và quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, Viện kiểm sát xử lý thế nào?
- Các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp thực hiện quản lý việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung thế nào?
Trường hợp phải tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trong quyết định phải nêu rõ những vấn đề gì?
Tại Điều 9 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP có quy định như sau:
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ra quyết định bằng văn bản và do người có thẩm quyền ký theo quy định tại các điều 41, 44 và 45 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi số, ngày, tháng, năm và lần trả hồ sơ (thứ nhất hoặc thứ hai). Trong phần nội dung phải ghi cụ thể những vấn đề cần phải điều tra bổ sung, những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng cần được khắc phục và những căn cứ pháp luật được áp dụng.
3. Trường hợp phải tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trong quyết định nêu rõ những vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung lần trước chưa được điều tra bổ sung hoặc đã điều tra bổ sung nhưng chưa đạt yêu cầu hoặc từ kết quả điều tra bổ sung làm phát sinh vấn đề mới cần điều tra.
4. Trường hợp Tòa án quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để truy tố lại theo quy định tại khoản 3 Điều 298 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong quyết định trả hồ sơ phải nêu rõ tội danh nặng hơn mà Tòa án đề nghị Viện kiểm sát truy tố lại.
Theo đó thì trong trường hợp phải tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trong quyết định nêu rõ những vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung lần trước chưa được điều tra bổ sung hoặc đã điều tra bổ sung nhưng chưa đạt yêu cầu hoặc từ kết quả điều tra bổ sung làm phát sinh vấn đề mới cần điều tra.
Trường hợp phải tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trong quyết định phải nêu rõ những vẫn đề gì? (Hình từ Internet)
Khi nhận được hồ sơ vụ án và quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, Viện kiểm sát xử lý thế nào?
Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP có quy định sau khi nhận được hồ sơ vụ án và quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, Viện kiểm sát xử lý như sau:
- Nếu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án có căn cứ mà Viện kiểm sát có thể tự bổ sung được thì Viện kiểm sát tiến hành điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 236, khoản 1 Điều 246 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; trường hợp không thể tự mình bổ sung được thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra;
- Nếu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án không có căn cứ theo quy định tại các điều 3, 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án để đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại Điều 246 và khoản 3 Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp thực hiện quản lý việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung thế nào?
Tại Điều 14 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định phối hợp thực hiện quản lý việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung như sau:
Phối hợp thực hiện quản lý việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm quản lý việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở cấp mình. Viện kiểm sát có trách nhiệm quản lý về số vụ, số lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung của các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp. Viện kiểm sát cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá tình hình trả hồ sơ để điều tra bổ sung của cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh và cấp huyện thuộc địa phương quản lý.
2. Định kỳ (hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, một năm) từng cơ quan tiến hành tố tụng phải xây dựng báo cáo về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; trong đó, phải đánh giá tình hình, xác định số vụ/ bị can, bị cáo, phân tích lý do trả hồ sơ để điều tra bổ sung, số vụ trả có căn cứ, số vụ trả không có căn cứ, nguyên nhân, trách nhiệm của từng cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
3. Cách tính tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát, Tòa án như sau:
a) Tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát bằng số vụ án do Viện kiểm sát đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung có căn cứ trên tổng số vụ Cơ quan điều tra đã có kết luận điều tra chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát đề nghị truy tố (bao gồm cả số vụ kết thúc điều tra cũ chưa giải quyết và số vụ mới);
Ví dụ: Năm 2018 Viện kiểm sát tỉnh H đã có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung 9 vụ được Cơ quan điều tra chấp nhận trong tổng số 150 vụ (cũ 10 vụ, mới 140 vụ) mà Cơ quan điều tra đã có kết luận điều tra chuyển hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát truy tố, thì tỷ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung của Viện kiểm sát đối với Cơ quan điều tra là 6% (9 vụ/150 vụ x 100%).
b) Tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án bằng số vụ án do Tòa án đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung có căn cứ trên tổng số vụ Viện kiểm sát đã truy tố và chuyển hồ sơ đến Tòa án để xét xử (bao gồm cả số vụ truy tố cũ chưa giải quyết và số vụ truy tố mới);
Ví dụ: Năm 2018 Tòa án đã có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung 5 vụ được Viện kiểm sát chấp nhận trong tổng số 100 vụ (cũ 10 vụ, mới 90 vụ) mà Viện kiểm sát đã truy tố và chuyển hồ sơ đến Tòa án để xét xử, thì tỷ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án đối với Viện kiểm sát là 5% (5 vụ/100 vụ x 100%).
c) Trường hợp cùng một vụ án nhưng Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần, thì tính là 01 vụ và phân tích là trả nhiều lần;
d) Trường hợp vụ án do Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, sau đó Viện kiểm sát lại trả hồ sơ yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung theo yêu cầu của Tòa án, thì tính là 01 vụ và phân tích là trả 01 lần (vụ án được tính do Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh được cấp lại khi thay đổi những thông tin gì của người hành nghề khám bệnh chữa bệnh?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển đổi thành công ty cổ phần thì phải có bao nhiêu thành viên sáng lập?
- Có thể khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo phương thức nào?
- Tết trung thu 15 8 âm lịch người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày, có được hưởng nguyên lương không?
- Người sử dụng đất nhận khoán có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất không?