Cơ quan điều tra có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung như thế nào?
- Cơ quan điều tra có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung như thế nào?
- Cơ quan điều tra cần phối hợp với Viện Kiểm sát như thế nào để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung?
- Cơ quan điều tra, Điều tra viên chịu trách nhiệm trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong trường hợp nào?
Cơ quan điều tra có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung như thế nào?
Cơ quan điều tra có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 10 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP có quy định như sau:
Phối hợp thực hiện quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 167 và Điều 245 của Bộ luật Tố tụng hình sự; nếu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát không có căn cứ theo quy định tại các điều 3, 4 và 6 của Thông tư liên tịch này thì sau khi nhận hồ sơ vụ án, Cơ quan điều tra phải có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên kết luận điều tra và chuyển lại hồ sơ cho Viện kiểm sát.
2. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, Viện kiểm sát xử lý như sau:
a) Nếu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án có căn cứ mà Viện kiểm sát có thể tự bổ sung được thì Viện kiểm sát tiến hành điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 236, khoản 1 Điều 246 của Bộ luật Tố tụng hình sự; trường hợp không thể tự mình bổ sung được thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra;
b) Nếu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án không có căn cứ theo quy định tại các điều 3, 5 và 6 của Thông tư liên tịch này thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án để đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại Điều 246 và khoản 3 Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Sau khi kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có kết luận điều tra bổ sung, trong đó kết luận rõ đối với từng vấn đề điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án và tùy từng trường hợp thì xử lý như sau:
a) Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra kết luận điều tra mới thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 245 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ điều tra, thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra theo quy định tại Điều 230 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo đó cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 167 và Điều 245 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
Nếu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát không có căn cứ theo quy định tại các Điều 3, 4 và Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP thì sau khi nhận hồ sơ vụ án, Cơ quan điều tra phải có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên kết luận điều tra và chuyển lại hồ sơ cho Viện kiểm sát.
Sau khi kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có kết luận điều tra bổ sung, trong đó kết luận rõ đối với từng vấn đề điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án và tùy từng trường hợp thì xử lý như sau:
- Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra kết luận điều tra mới thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 245 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
- Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ điều tra, thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Cơ quan điều tra cần phối hợp với Viện Kiểm sát như thế nào để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung?
Tại Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP có quy định về phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung như sau:
Phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra phải phối hợp chặt chẽ ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và trong suốt quá trình điều tra vụ án.
Điều tra viên phải chủ động gửi đầy đủ, kịp thời chứng cứ, tài liệu đã thu thập được cho Kiểm sát viên thụ lý vụ án và thực hiện đầy đủ các yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát.
Kiểm sát viên phải thường xuyên theo dõi, nắm chắc tiến độ điều tra vụ án, nghiên cứu kỹ chứng cứ, tài liệu do Điều tra viên đã thu thập; kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, chủ động phối hợp với Điều tra viên để điều tra làm rõ những vấn đề cần chứng minh ngay trong giai đoạn điều tra vụ án; đồng thời kiểm sát chặt chẽ các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, bảo đảm việc điều tra vụ án khách quan, toàn diện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trước khi kết thúc điều tra vụ án ít nhất 10 ngày, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp để đánh giá các chứng cứ, tài liệu đã thu thập, bảo đảm đầy đủ, hợp pháp; nếu phát hiện có một trong các căn cứ quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 của Thông tư liên tịch này thì phải bổ sung, khắc phục ngay trong giai đoạn điều tra; đối với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải tiến hành sơ kết, đánh giá toàn diện kết quả điều tra vụ án, chỉ đạo điều tra giải quyết những vấn đề còn mâu thuẫn, tồn tại và quyết định việc kết thúc điều tra, hướng xử lý vụ án theo quy định của pháp luật.
Cơ quan điều tra, Điều tra viên chịu trách nhiệm trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định cơ quan điều tra, Điều tra viên chịu trách nhiệm trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, kịp thời yêu cầu điều tra hoặc quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát dẫn đến vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung đối với những vấn đề mà Viện kiểm sát đã yêu cầu điều tra;
- Không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật trong quá trình điều tra vụ án làm cho Kiểm sát viên không nắm được nội dung vụ án để kịp thời đề ra yêu cầu điều tra dẫn đến Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?