Trường hợp người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật thì sẽ xử lý như thế nào?
- Người tố cáo có quyền rút tố cáo hay không?
- Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì sẽ xử lý thế nào?
- Trường hợp người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật thì sẽ xử lý như thế nào?
Người tố cáo có quyền rút tố cáo hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định về xử lý việc rút tố cáo như sau:
Xử lý việc rút tố cáo
1. Trường hợp chưa ra quyết định thụ lý tố cáo mà người tố cáo có đơn rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo trực tiếp hoặc giao cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân khác làm việc với người tố cáo. Nếu xác định đơn rút tố cáo là của người tố cáo, việc rút tố cáo là tự nguyện và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo thì người giải quyết tố cáo xử lý như sau:
a) Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì chỉ quyết định thụ lý nội dung tố cáo mà người tố cáo không rút;
b) Trường hợp rút toàn bộ nội dung tố cáo thì không thụ lý tố cáo;
c) Trường hợp người tố cáo không đến làm việc thì ra văn bản thông báo không thụ lý một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo và gửi về địa chỉ của người tố cáo.
...
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo 2018 quy định về rút tố cáo như sau:
Rút tố cáo
...
3. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.
...
Theo đó, trường hợp chưa ra quyết định thụ lý tố cáo mà người tố cáo có đơn rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo trực tiếp hoặc giao cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân khác làm việc với người tố cáo.
Nếu xác định đơn rút tố cáo là của người tố cáo, việc rút tố cáo là tự nguyện và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo nêu trên thì tùy từng trường hợp người giải quyết tố cáo xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 8 nêu trên.
Rút tố cáo (Hình từ Internet)
Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì sẽ xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định về rút tố cáo như sau:
Rút tố cáo
...
3. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo. Người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý người có hành vi đe dọa, mua chuộc người tố cáo hoặc người lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo nêu trên.
Người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo; xử lý người có hành vi đe dọa, mua chuộc người tố cáo hoặc người lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật thì sẽ xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định về xử lý việc rút tố cáo như sau:
Xử lý việc rút tố cáo
...
2. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì tố cáo vẫn phải được giải quyết, người tố cáo phải chịu trách nhiệm về hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, trường hợp người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì tố cáo vẫn phải được giải quyết.
Người tố cáo phải chịu trách nhiệm về hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?