Trường hợp người làm chứng cố ý vắng mặt gây trở ngại cho việc xét xử vụ án hình sự thì giải quyết như thế nào?

Vụ án xảy ra hơn 01 năm (vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ). Có chết người, gia đình nạn nhân không kiện, đã làm giấy bãi nại, đã được đưa ra xét xử. Nhân chứng của vụ án đã đến cơ quan điều tra để cung cấp lời khai, lời khai đó cũng đã được dùng trong phiên xét xử trước đây, bây giờ vụ án lật lại, người làm chứng lại được Tòa án gửi giấy triệu tập, nhưng vì đã có gia đình ở xa cộng thêm đang đi làm nên việc xin nghỉ cũng khó khăn. Trường hợp người làm chứng cố ý vắng mặt gây trở ngại cho việc xét xử vụ án hình sự thì giải quyết như thế nào?

Người làm chứng đi công tác xa không có nhà thì giấy triệu tập người làm chứng được gửi như thế nào?

Theo Điều 185 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về triệu tập người làm chứng như sau:

- Khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập.

- Giấy triệu tập người làm chứng ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

- Việc giao giấy triệu tập được thực hiện như sau:

+ Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ;

+ Giấy triệu tập người làm chứng dưới 18 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ;

+ Việc giao giấy triệu tập người làm chứng theo ủy thác tư pháp của nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản này và Luật tương trợ tư pháp.

- Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng để lấy lời khai. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Theo đó, người làm chứng đi công tác xa không có nhà thì giấy triệu tập người làm chứng được gửi thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ.

Người làm chứng

Người làm chứng

Trường hợp người làm chứng cố ý vắng mặt gây trở ngại cho việc xét xử vụ án hình sự thì giải quyết như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của người làm chứng như sau:

- Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

- Những người sau đây không được làm chứng:

+ Người bào chữa của người bị buộc tội;

+ Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

- Người làm chứng có quyền:

+ Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

+ Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

+ Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

- Người làm chứng có nghĩa vụ:

+ Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

+ Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

- Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

- Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng.

Như vậy, trường hợp người làm chứng cố ý vắng mặt gây trở ngại cho việc xét xử vụ án hình sự thì có thể bị dẫn giải.

Người làm chứng trong vụ án hình sự nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử có ra quyết định hoãn phiên tòa không?

Theo Điều 293 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về sự có mặt của người làm chứng như sau:

- Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

- Trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải theo quy định của Bộ luật này.

Theo đó, quy định hiện nay không cho phép chị từ chối có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Nếu chị vắng mặt thì tùy vào từng trường hợp, Hội đồng xét xử có thể hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Nếu sự vắng mặt của chị gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể yêu cầu dẫn giải chị đến phiên tòa.

Người làm chứng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lấy lời khai người làm chứng thực hiện ngoài trụ sở Toà án có đúng luật hay không? Chi phí cho người làm chứng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có thể thay thế người làm chứng bằng video trích xuất từ camera ghi lại lời trăng trối của người để lại di sản trước khi mất?
Pháp luật
Người làm chứng tự ý rời khỏi phiên tòa trong trường hợp đang tiến hành xét xử thì giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Người làm chứng được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự có được hưởng chế độ bồi dưỡng không?
Pháp luật
Nhân chứng là gì? Xác định tuổi của nhân chứng là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự như thế nào?
Pháp luật
16 tuổi có được là người làm chứng trong vụ án hình sự không? Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?
Pháp luật
Người bị loạn thị có thể là người làm chứng trong vụ án hình sự không? Ai không được làm người làm chứng?
Pháp luật
Người làm chứng có được nghỉ việc trong thời gian Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần không?
Pháp luật
Người phạm tội cưỡng ép người làm chứng không khai báo dẫn đến giải quyết vụ án bị sai lệch thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Người dùng vũ lực mua chuộc người làm chứng trong việc cung cấp tài liệu sai sự thật thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người làm chứng
894 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người làm chứng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào