Trường hợp nào thì việc khám bệnh chữa bệnh phải có người phiên dịch? Tiêu chuẩn của người phiên dịch cho người hành nghề nước ngoài là gì?
- Trường hợp nào thì việc khám bệnh chữa bệnh phải có người phiên dịch?
- Tiêu chuẩn của người phiên dịch cho người hành nghề nước ngoài là gì?
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh có được quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh không?
Trường hợp nào thì việc khám bệnh chữa bệnh phải có người phiên dịch?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh:
Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh là tiếng Việt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là người hành nghề nước ngoài) được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký;
b) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.
3. Việc sử dụng ngôn ngữ trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này phải có người phiên dịch;
b) Việc ghi thông tin về khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện bằng ngôn ngữ đã đăng ký của người hành nghề nước ngoài đồng thời phải được dịch sang tiếng Việt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định tiêu chuẩn của người phiên dịch trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; quy định việc sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ, người bệnh là người nước ngoài.
Như vậy, trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 phải có người phiên dịch, cụ thể:
- Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
- Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.
Trường hợp nào thì việc khám bệnh chữa bệnh phải có người phiên dịch? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của người phiên dịch cho người hành nghề nước ngoài là gì?
Đối chiếu với quy định tại Điều 35 Nghị định 96/2023/NĐ-CP về tiêu chuẩn của người phiên dịch cho người hành nghề nước ngoài
(1) Tiêu chuẩn của người phiên dịch cho người hành nghề nước ngoài khi khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh không có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề hoặc người bệnh không có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký: có khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề và người bệnh sử dụng.
(2) Tiêu chuẩn của người phiên dịch cho người hành nghề nước ngoài vào Việt Nam để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nước ngoài:
- Có khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng;
- Có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Lưu ý: Việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt.
Trường hợp người hành nghề là người nước ngoài thì việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và phải được dịch sang tiếng Việt, có chữ ký của người phiên dịch trên đơn thuốc.
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh có được quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh không?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh:
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội có trách nhiệm sau đây:
1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật;
2. Tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
...
6. Tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp; vận động hội viên, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ quy định của pháp luật;
7. Huy động các nguồn lực xã hội để triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;
8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh được quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?