Trường hợp nào phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện? Quy trình khai thác khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện thực hiện như thế nào?
- Trường hợp nào phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện?
- Hướng dẫn khai thác khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện được pháp luật quy định như thế nào?
- Quy trình khai thác khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện thực hiện như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân sử dụng chung tần số vô tuyến điện có trách nhiệm như thế nào?
Trường hợp nào phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện?
Căn cứ theo Điều 34 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT quy định như sau:
Trường hợp phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện
Ngoài các trường hợp phải sử dụng chung tần số theo quy định của Liên minh viễn thông quốc tế, tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện thuộc các trường hợp sau đây phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện với tổ chức, cá nhân khác theo đúng quy định của Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện:
1. Mạng viễn thông dùng riêng sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động có công suất phát từ 10 W trở xuống (không áp dụng với mạng thông tin vô tuyến điện mà việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có liên quan đến an toàn tính mạng con người; mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ).
2. Đài vô tuyến điện liên lạc với phương tiện nghề cá.
3. Đài bờ (không cung cấp dịch vụ viễn thông).
Theo đó, ngoài các trường hợp phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện theo quy định của Liên minh viễn thông quốc tế, tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện thuộc các trường hợp sau đây phải sử dụng chung tần số vô tuyến điện với tổ chức, cá nhân khác theo đúng quy định của Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện:
- Mạng viễn thông dùng riêng sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động có công suất phát từ 10 W trở xuống (không áp dụng với mạng thông tin vô tuyến điện mà việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có liên quan đến an toàn tính mạng con người; mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ).
- Đài vô tuyến điện liên lạc với phương tiện nghề cá.
- Đài bờ (không cung cấp dịch vụ viễn thông).
Sử dụng chung tần số vô tuyến điện (Hình từ Internet)
Hướng dẫn khai thác khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 35 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT quy định cụ thể:
Hướng dẫn khai thác trên tần số sử dụng chung
1. Tuân thủ nguyên tắc đàm thoại chỉ phục vụ công việc, đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng trong giấy phép.
2. Chỉ thiết lập cuộc gọi khi kênh tần số vô tuyến điện đang trong tình trạng rỗi, không có người sử dụng trừ khi liên quan đến cấp cứu, an toàn tính mạng con người.
3. Phải sử dụng hô hiệu được quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
4. Thời gian liên lạc ngắn gọn, không vượt quá năm phút đối với mỗi cuộc đàm thoại.
5. Khuyến khích sử dụng mã hóa hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để bảo đảm giữ bí mật thông tin.
Theo đó, hướng dẫn khai thác khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện được pháp luật quy định như sau:
- Tuân thủ nguyên tắc đàm thoại chỉ phục vụ công việc, đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng trong giấy phép.
- Chỉ thiết lập cuộc gọi khi kênh tần số vô tuyến điện đang trong tình trạng rỗi, không có người sử dụng trừ khi liên quan đến cấp cứu, an toàn tính mạng con người.
- Phải sử dụng hô hiệu được quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
- Thời gian liên lạc ngắn gọn, không vượt quá năm phút đối với mỗi cuộc đàm thoại.
- Khuyến khích sử dụng mã hóa hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để bảo đảm giữ bí mật thông tin.
Quy trình khai thác khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện thực hiện như thế nào?
căn cứ theo Điều 36 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT quy định như sau:
Quy trình khai thác trên các tần số sử dụng chung
1. Trước khi phát, phải lắng nghe trên tần số dự định phát để đảm bảo tần số này đang rỗi.
2. Phát hô hiệu được quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện tại đầu và cuối mỗi cuộc gọi.
3. Được phép chuyển sang tần số dự phòng (quy định trong giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện) trong trường hợp tần số ấn định chính bị nhiễu hoặc đang có tổ chức, cá nhân khác sử dụng.
Như vậy, quy trình khai thác khi sử dụng chung tần số vô tuyến điện thực hiện như sau:
- Trước khi phát, phải lắng nghe trên tần số dự định phát để đảm bảo tần số này đang rỗi.
- Phát hô hiệu được quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện tại đầu và cuối mỗi cuộc gọi.
- Được phép chuyển sang tần số dự phòng (quy định trong giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện) trong trường hợp tần số ấn định chính bị nhiễu hoặc đang có tổ chức, cá nhân khác sử dụng.
Tổ chức, cá nhân sử dụng chung tần số vô tuyến điện có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ Điều 37 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng chung tần số
1. Thông báo cho Cục Tần số vô tuyến điện khi phát hiện việc khai thác trên tần số sử dụng chung không đúng quy định.
2. Không được cố ý thu, sử dụng thông tin thu được từ các đài vô tuyến điện khác sử dụng chung tần số.
Do đó, tổ chức, cá nhân sử dụng chung tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thông báo cho Cục Tần số vô tuyến điện khi phát hiện việc khai thác trên tần số sử dụng chung không đúng quy định.
Không được cố ý thu, sử dụng thông tin thu được từ các đài vô tuyến điện khác sử dụng chung tần số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng là gì? Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi nào?
- Văn kiện đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025 2027 gồm những gì? Quy định mức chi đại hội chi bộ mới nhất hiện nay như thế nào?
- Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trong đầu tư công bao gồm những hoạt động nào? Điều kiện để nhiệm vụ được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm?
- Hồ sơ đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp tỉnh gồm những gì?
- Hướng dẫn điền mẫu tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mới nhất? Tải về mẫu tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mới ở đâu?