Trường hợp nào người nước ngoài sử dụng trái phép ma túy sẽ được hoãn thi hành xử phạt trục xuất?
Ai có thẩm quyền ra quyết định thi hành và hoãn thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất?
Căn cứ tại khoản 1, 2 Điều 10 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về Thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
Thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Cơ quan Công an, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; đồng thời, có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ có liên quan, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất để thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với trường hợp người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cố tình không nhận quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định, gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam.
…
Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất như sau:
- Trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc của Thủ trưởng đơn vị quản lý người nước ngoài thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với trường hợp do Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an ra quyết định trục xuất;
- Trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng đơn vị quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với trường hợp do Giám đốc Công an cấp tỉnh ra quyết định trục xuất.
Trường hợp nào người nước ngoài sử dụng trái phép chất ma túy được hoãn thi hành xử phạt trục xuất? (Hình từ Internet)
Người nước ngoài sử dụng trái phép chất ma túy thì bị trục xuất khỏi Việt Nam đúng không?
Căn cứ tại khoản 1 và điểm d khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về phạt vi phạm hành chính đối với người nước ngoài sử dụng trái phép chất ma túy tại Việt Nam như sau:
Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b và g khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Theo đó, người nước ngoài có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy tại Việt Nam ngoài bị áp dụng hình chính là phạt tiền còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất khỏi Việt Nam.
Trường hợp nào người nước ngoài sử dụng trái phép chất ma túy được hoãn thi hành xử phạt trục xuất?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về việc hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
Hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Việc hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng, phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác không thể thực hiện được Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có chứng nhận của bệnh viện hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện trở lên;
b) Phải thực hiện nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có thể được tạm hoàn trong 02 trường hợp:
- Bị bệnh nặng, phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác không thể thực hiện được Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có chứng nhận của bệnh viện hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện trở lên;
- Phải thực hiện nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Khi điều kiện hoãn không còn thì quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được tiếp tục thi hành (căn cứ tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 142/2021/NĐ-CP)
Xem thêm: Người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy có bị tử hình không?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024? Bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024 thế nào? Chi bộ Đảng có nhiệm vụ gì?
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm nộp trực tiếp như thế nào? Khi nào phải nộp báo cáo trực tiếp?
- Hợp đồng ủy quyền đại diện cho người khác thực hiện quyền kháng cáo có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra tài chính đảng như thế nào? Thời hạn làm việc của đoàn kiểm tra tài chính đảng được tính từ khi nào?