Trường hợp nào không được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng? Có các hình thức kiểm tra kết quả tập sự nào?
Trường hợp nào không được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định như sau:
Đăng ký tham dự kiểm tra
1. Những người sau đây được đăng ký tham dự kiểm tra:
a) Đã được công nhận hoàn thành tập sự theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
b) Đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra trước nhưng có đơn xin hoãn tham dự và được Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng cho phép hoãn tham dự kỳ kiểm tra đó;
c) Đã tham dự nhưng không đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra trước, trừ trường hợp không đạt yêu cầu trong ba kỳ kiểm tra trước mà chưa tập sự lại.
2. Những người sau đây không được đăng ký tham dự kiểm tra:
a) Chưa được công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng;
b) Đã được công nhận hoàn thành tập sự nhưng bị hủy bỏ kết quả đã công nhận;
c) Sao chép Báo cáo kết quả tập sự của người khác hoặc có hành vi gian dối, không trung thực để được đăng ký tham dự kiểm tra.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì những trường hợp sau đây không được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng:
- Chưa được công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng;
- Đã được công nhận hoàn thành tập sự nhưng bị hủy bỏ kết quả đã công nhận;
- Sao chép Báo cáo kết quả tập sự của người khác hoặc có hành vi gian dối, không trung thực để được đăng ký tham dự kiểm tra.
Trường hợp nào không được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng? Có các hình thức kiểm tra kết quả tập sự nào? (Hình từ internet)
Có các hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng nào?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định như sau:
Nội dung và hình thức kiểm tra
1. Nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Kiểm tra về pháp luật công chứng, chứng thực, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động công chứng;
b) Kết quả thực hiện những nội dung tập sự theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
2. Hình thức kiểm tra bao gồm:
a) Bài kiểm tra thứ nhất là kiểm tra viết. Thời gian kiểm tra là 180 phút.
b) Bài kiểm tra thứ hai là kiểm tra trắc nghiệm trên máy vi tính; trường hợp chưa có điều kiện tổ chức kiểm tra trên máy vi tính thì kiểm tra trắc nghiệm trên giấy.
Bộ Tư pháp quyết định và thông báo cụ thể về hình thức của bài kiểm tra thứ hai trong dự kiến kế hoạch tổ chức kỳ kiểm tra.
Theo đó, căn cứ theo quy định nêu trên thì hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng gồm có 2 bài kiểm tra như sau:
- Bài kiểm tra thứ nhất là kiểm tra viết. Thời gian kiểm tra là 180 phút.
- Bài kiểm tra thứ hai là kiểm tra trắc nghiệm trên máy vi tính; trường hợp chưa có điều kiện tổ chức kiểm tra trên máy vi tính thì kiểm tra trắc nghiệm trên giấy.
- Bộ Tư pháp quyết định và thông báo cụ thể về hình thức của bài kiểm tra thứ hai trong dự kiến kế hoạch tổ chức kỳ kiểm tra.
Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 08/2023/TT-BTP, quy định tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Phân công công chứng viên đủ điều kiện hướng dẫn tập sự và chịu trách nhiệm về việc phân công đó; thường xuyên theo dõi để xử lý kịp thời các trường hợp công chứng viên không còn đủ điều kiện hướng dẫn tập sự hoặc người tập sự không còn đủ điều kiện tập sự.
- Lập, quản lý, sử dụng Sổ theo dõi tập sự hành nghề công chứng của tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-TSCC-09) theo từng năm.
Sổ theo dõi tập sự phải ghi ngày mở sổ, ngày khóa sổ và được đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.
- Xem xét, quyết định việc công chứng viên từ chối hướng dẫn tập sự, việc thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự.
- Quản lý người tập sự trong quá trình tập sự tại tổ chức mình; theo dõi, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của công chứng viên hướng dẫn tập sự; bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tập sự.
- Báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp về việc nhận tập sự và hướng dẫn tập sự tại tổ chức mình theo định kỳ hằng năm. Kỳ báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Trong thời hạn 15 ngày kể từ thời điểm kết thúc năm, các tổ chức hành nghề công chứng phải gửi báo cáo về Sở Tư pháp.
Báo cáo gồm các nội dung chính sau đây:
+ Số lượng và thông tin cơ bản về người tập sự, việc tạm ngừng tập sự, thay đổi nơi tập sự, thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự, chấm dứt tập sự, xóa đăng ký tập sự;
+ Đánh giá chất lượng tập sự của người tập sự;
+ Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, người tập sự và trách nhiệm của công chứng viên hướng dẫn tập sự theo quy định của Thông tư này;
+ Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về tập sự (nếu có) và đề xuất, kiến nghị.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với người tập sự, theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Thông tư 08/2023/TT-BTP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/11/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?