Trường hợp nào không cần xây dựng điều lệ hội? Người nào có thẩm quyền phê duyệt điều lệ hội theo Nghị định 126?
Người nào có thẩm quyền phê duyệt điều lệ hội theo Nghị định 126?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về hội
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ đối với hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc có đảng đoàn.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ; đình chỉ hoạt động có thời hạn, cho phép hoạt động trở lại đối với hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác về thành lập, phê duyệt điều lệ hội.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội; cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ; đình chỉ hoạt động có thời hạn, cho phép hoạt động trở lại đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội; cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ; đình chỉ hoạt động có thời hạn, cho phép hoạt động trở lại đối với hội hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thẩm quyền phê duyệt điều lệ hội như sau:
- Đối với hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc có đảng đoàn: Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt điều lệ hội.
- Đối với hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền phê duyệt điều lệ hội, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác về phê duyệt điều lệ hội.
- Đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phê duyệt điều lệ hội.
- Đối với hội hoạt động trong phạm vi huyện, xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phê duyệt điều lệ hội.
Trường hợp nào không cần xây dựng điều lệ hội? Người nào có thẩm quyền phê duyệt điều lệ hội theo Nghị định 126? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không cần xây dựng điều lệ hội theo quy định?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 21 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Báo cáo kết quả đại hội, phê duyệt điều lệ hội
...
4. Hiệu lực thi hành của điều lệ hội:
a) Điều lệ hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc có đảng đoàn có hiệu lực thi hành kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt;
b) Điều lệ hội không thuộc điểm a khoản này có hiệu lực thi hành kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định này quyết định phê duyệt.
5. Nếu nghị quyết đại hội của hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, huyện, xã có cùng tên gọi, lĩnh vực hoạt động chính và là hội viên tổ chức của hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc, thống nhất thừa nhận điều lệ của hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc thì không cần xây dựng điều lệ riêng.
6. Sau khi hội báo cáo kết quả đại hội đầy đủ, hợp pháp theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định này ra văn bản thông báo việc tổ chức đại hội của hội đã đảm bảo theo quy định của pháp luật và điều lệ hội.
Theo đó, trường hợp nghị quyết đại hội của hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, huyện, xã có cùng tên gọi, lĩnh vực hoạt động chính và là hội viên tổ chức của hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc, thống nhất thừa nhận điều lệ của hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc thì không cần xây dựng điều lệ riêng.
Nội dung chính của điều lệ hội gồm những gì?
Nội dung chính của điều lệ hội được quy định tại Điều 14 Nghị định 126/2024/NĐ-CP bao gồm:
(1) Tên gọi của hội.
(2) Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội.
(3) Địa vị pháp lý, trụ sở chính của hội.
(4) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội.
(5) Quyền và nghĩa vụ của hội.
(6) Tiêu chuẩn hội viên.
(7) Quyền, nghĩa vụ của hội viên; thủ tục đăng ký tham gia hội, thủ tục ra khỏi hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên.
(8) Cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của đại hội, ban chấp hành, ban thường vụ, ban kiểm tra hội; thành lập, quản lý tổ chức thuộc hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết; chính sách, chế độ đối với người làm việc tại hội.
(9) Đại diện theo pháp luật của hội; nhiệm vụ, quyền hạn, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, tạm đình chỉ công tác, cho phép công tác trở lại, tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi, sức khỏe, nhiệm kỳ của chủ tịch, phó chủ tịch hội và các chức danh khác (nếu có).
(10) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, đình chỉ hoạt động có thời hạn và giải thể hội.
(11) Nguồn tài sản, tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của hội.
(12) Khen thưởng, kỷ luật, xử lý vi phạm.
(13) Giải quyết tranh chấp, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức và hoạt động của hội.
(14) Các nội dung khác (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật.
(15) Sửa đổi, bổ sung điều lệ.
(16) Hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều chỉnh quy hoạch có nằm trong hoạt động quy hoạch không? Trong hoạt động quy hoạch có phải bảo đảm nguồn lực không?
- Công trình xây dựng đặc thù gồm công trình nào? Xây dựng công trình xây dựng đặc thù là công trình xây dựng tạm như thế nào?
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?
- Nguồn lực cho phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích là hành vi vi phạm pháp luật?
- Giá gói thầu xây dựng bao gồm chi phí nào? Dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình thì xác định dự toán gói thầu trên cơ sở nào?