Trường hợp nào hợp đồng lao động vô hiệu? Hợp đồng lao động ký kết với người bị mất năng lực hành vi dân sự thì có bị vô hiệu không?

Xin được Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ như sau: Trường hợp nào hợp đồng lao động bị vô hiệu? Hợp đồng ký kết với người bị mất năng lực hành vi dân sự thì có bị vô hiệu không? - Câu hỏi của anh Nhựt Hào đến từ Phú Yên.

Trường hợp nào thì hợp đồng lao động vô hiệu?

Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Cụ thể:

Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Như vậy, hợp đồng lao động bị vô hiệu trong các trường hợp sau:

* Hợp đồng vô hiệu toàn bộ khi:

- Toàn bộ nội dung hợp đồng trái pháp luật.

Trường hợp này thực tế ít khi xảy ra vì ngày nay, nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động đã được nâng cao. Đồng thời, không ít doanh nghiệp đã có ban pháp chế, cán bộ pháp lý để hỗ trợ trong việc soạn thảo, xem xét hợp đồng trước khi tiến hành ký kết.

- Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền.

Việc ký kết không đúng thẩm quyền hầu hết đều liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người đại diện cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, cũng không phải không có trường hợp hợp đồng được ký với người không phải là đại diện theo pháp luật (cha, mẹ hoặc người giám hộ khác) của lao động dưới 15 tuổi.

Tuy nhiên, trường hợp này có thể dễ dàng khắc phục nếu người có thẩm quyền công nhận kết quả ký kết của người không có thẩm quyền.

- Công việc trong hợp đồng bị pháp luật cấm.

Công việc bị pháp luật cấm là những việc làm bất hợp pháp, có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người, thậm chí là an ninh quốc gia, ví dụ như sản xuất, buôn bán, vận chuyển ma túy, pháo, thuốc nổ,…

* Hợp đồng vô hiệu từng phần khi:

Nội dung phần đó trái luật nhưng không làm ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Ngoài ra, nếu một phần hoặc toàn bộ nội dung hợp đồng quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định của pháp luật, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc làm hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.

Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động bị vô hiệu thuộc về Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Lao động 2019.

Hợp đồng lao động ký kết với người bị mất năng lực hành vi dân sự thì có bị vô hiệu không?

Hợp đồng lao động ký kết với người bị mất năng lực hành vi dân sự thì có bị vô hiệu không? (Hình từ Internet)

Hợp đồng lao động ký kết với người bị mất năng lực hành vi dân sự thì có bị vô hiệu không?

Khoản 1 Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đồng thời tại Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vô hiệu như sau:

Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Do đó, khi giao dịch dân sự do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Như vậy, hợp đồng lao động được ký kết với người bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ bị vô hiệu theo như quy định trên.

Giao dịch dân sự đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người bị mất năng lực hành vi dân sự thì có bị vô hiệu không?

Căn cứ vào Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
...
2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, những giao dịch dân sự của người bị mất năng lực hành vi dân sự trong những trường hợp trên sẽ không bị vô hiệu. Trong đó, giao dịch dân sự đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người bị mất năng lực hành vi dân sự thì giao dịch dân sự đó sẽ không bị vô hiệu.

Hợp đồng lao động Tải về quy định liên quan và Mẫu hợp đồng lao động:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sinh viên làm việc part time có phải ký hợp đồng lao động không? Có buộc phải ghi thông tin của người thân trong hợp đồng lao động?
Pháp luật
Tải về mẫu hợp đồng lao động không trọn thời gian được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Nội dung trong hợp đồng?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi? Người lao động cao tuổi được áp dụng chế độ làm việc như thế nào?
Pháp luật
Tải mẫu hợp đồng lao động tiếng Anh mới nhất hiện nay dành cho doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài?
Pháp luật
Hợp đồng lao động trên 12 tháng có được xem là hợp đồng lao động không xác định thời hạn không?
Pháp luật
Tiền lương của người lao động bao gồm những khoản nào ngoài mức lương theo công việc theo quy định?
Pháp luật
Hợp đồng lao động xác định thời hạn không được quá bao nhiêu tháng? Nội dung trong hợp đồng lao động xác định thời hạn?
Pháp luật
Hợp đồng lao động 12 tháng là loại hợp đồng gì? Nội dung trong hợp đồng lao động 12 tháng bao gồm?
Pháp luật
Hợp đồng lao động phải thể hiện được những nội dung gì? Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác thì phải đảm bảo điều gì?
Pháp luật
Người lao động tự ý nghỉ việc 5 ngày không có lý do thì sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng hay kỷ luật sa thải?
Pháp luật
Không tiếp tục tái ký hợp đồng lao động khi hết hạn thì người sử dụng lao động có cần phải thông báo không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng lao động
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
11,612 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào