Trường hợp nào được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có?
Trường hợp nào được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có?
Tổ chức nào có thẩm quyền xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có (sau đây gọi tắt là nợ) phát sinh từ các hoạt động như sau:
+ Cho vay;
+ Cho thuê tài chính;
+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
+ Bao thanh toán;
+ Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
+ Trả thay theo cam kết ngoại bảng;
+ Mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành) chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi tắt là trái phiếu chưa niêm yết), không bao gồm mua trái phiếu chưa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà bên ủy thác chịu rủi ro;
+ Ủy thác cấp tín dụng;
+ Gửi tiền (trừ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và gửi tiền tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài;
+ Mua, bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động mua, bán nợ;
+ Mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
+ Mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành.
Theo đó, trong trường hợp của bạn đang thực hiện hoạt động ủy thác cấp tín dụng, khi có phát sinh rủi ro tín dụng xảy ra thì thuộc một trong những hoạt động được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có.
Tổ chức nào có thẩm quyền xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có?
Theo Điều 15 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Hội đồng xử lý rủi ro
1. Thành phần của Hội đồng xử lý rủi ro:
a) Ngân hàng thương mại phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên làm chủ tịch; 01 thành viên khác là thành viên của Ủy ban quản lý rủi ro; 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm Tổng giám đốc (Giám đốc) làm chủ tịch và tối thiểu 02 thành viên khác do Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định.
2. Trách nhiệm của Hội đồng xử lý rủi ro:
a) Phê duyệt báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, bao gồm kết quả xử lý tài sản bảo đảm và xác định rõ cơ sở của việc phê duyệt;
b) Quyết định hoặc phê duyệt việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống;
c) Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống, bao gồm cả việc xử lý tài sản bảo đảm.
Theo đó, những tổ chức sau đây có thẩm quyền xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có, gồm:
+ Ngân hàng thương mại phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên làm chủ tịch; 01 thành viên khác là thành viên của Ủy ban quản lý rủi ro; 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định;
+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm Tổng giám đốc (Giám đốc) làm chủ tịch và tối thiểu 02 thành viên khác do Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định.
Xử lý trường hợp tổn thất về tài sản đối với khoản nợ theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 18 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý trong trường hợp có bằng chứng chắc chắn chứng minh tổn thất về tài sản đối với khoản nợ
Trong quá trình hoạt động, bao gồm cả trường hợp quy định tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này, trường hợp có bằng chứng chắc chắn chứng minh tổn thất về tài sản đối với khoản nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý theo nguyên tắc như sau:
1. Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
2. Xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
a) Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Thẩm quyền quyết định mức bồi thường thực hiện theo Điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc xử lý trách nhiệm của người gây ra tổn thất thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
c) Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này;
d) Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, trường hợp thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong cùng kỳ kế toán.
Theo đó, trường hợp có bằng chứng chắc chắn chứng minh tổn thất về tài sản đối với khoản nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý theo 02 nguyên tắc quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?