Trường hợp nào đơn vị sự nghiệp công lập được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức?
- Trường hợp nào đơn vị sự nghiệp công lập được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức?
- Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức?
- Thời hạn báo trước khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức là bao lâu?
- Thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức được quy định như thế nào?
Trường hợp nào đơn vị sự nghiệp công lập được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức?
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 và điểm b khoản 12 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
- Viên chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
- Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 Luật Viên chức 2010;
- Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
- Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.
Trường hợp nào đơn vị sự nghiệp công lập được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức? (Hình từ Internet)
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
- Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010;
- Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;
- Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.
Thời hạn báo trước khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức là bao lâu?
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biết trước trong khoảng thời hạn tại khoản 2 Điều 29 này như sau:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hoặc
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Đối với viên chức do cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
Thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về thủ tục giải quyết thôi việc với viên chức quy định như sau:
Thủ tục giải quyết thôi việc:
a) Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định."
Như vậy, thủ tục giải quyết thôi việc với viên chức được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?