Trường hợp nào bị đình chỉ, giải thể hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên? Ai có thẩm quyền đình chỉ và trình tự thực hiện như thế nào?
- Trường hợp nào bị đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên? Ai có thẩm quyền quyết định đình chỉ?
- Trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên
- Trường hợp nào bị giải thể hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên? Ai có thẩm quyền quyết định giải thể?
Trường hợp nào bị đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên? Ai có thẩm quyền quyết định đình chỉ?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 40 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về việc đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Thứ nhất, vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ
- Thứ hai, vì lý do khách quan không bảo đảm hoạt động giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên.
Thẩm quyền: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên.
Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên
Trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên
Căn cứ tại khoản 3 Điều 40 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (gạch đầu dòng thứ hai, thứ ba điểm d khoản này bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 135/2018/NĐ-CP), trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên:
+ Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn đề nghị Sở Nội vụ thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm giáo dục thường xuyên; chuyển hồ sơ kiểm tra đến văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;
+ Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên phải xác định rõ lý do đình chỉ hoạt động, quy định rõ thời gian đình chỉ; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Sau thời gian đình chỉ, nếu trung tâm giáo dục thường xuyên khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và hướng giải quyết;
+ Hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục trở lại gồm:
- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại
+ Trình tự cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 38.
Như vậy, trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục thường xuyên trong những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ; vì lý do khách quan không bảo đảm hoạt động giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên.
Trường hợp nào bị giải thể hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên? Ai có thẩm quyền quyết định giải thể?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Điểm c khoản này bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) quy định về giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên như sau:
- Trung tâm giáo dục thường xuyên bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
+ Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm;
+ Hết thời gian đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên.
Trình tự thực hiện giải thể hoạt động giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên
Trình tự thực hiện được quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định này:
- Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên, gửi công văn đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định. Sau khi thẩm định, Sở Nội vụ chuyển hồ sơ thẩm định đến văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, Điều 40 và Điều 41 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự thực hiện đình chỉ, giải thể hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?