Trường hợp nào bên thuê lại lao động được và không được sử dụng lao động thuê lại? Có được thuê lại lao động rồi cho người sử dụng lao động khác thuê lại không?
- Những trường hợp nào bên thuê lại lao động được và không được sử dụng lao động thuê lại ?
- Bên thuê lại lao động có được xử lý kỷ luật người lao động do mình thuê lại không?
- Có được thuê lại lao động rồi cho doanh nghiệp khác thuê lại hay không? Mức phạt đối với bên thuê lại lao động cho người sử dụng lao động khác thuê lại lao động do mình thuê lại là bao nhiêu?
Những trường hợp nào bên thuê lại lao động được và không được sử dụng lao động thuê lại ?
Trường hợp nào bên thuê lại lao động được và không được sử dụng lao động thuê lại? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
...
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
...
Theo đó, bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong các trường hợp sau đây:
- Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
- Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
- Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Và, bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong các trường hợp sau:
- Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
- Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
- Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
Bên thuê lại lao động có được xử lý kỷ luật người lao động do mình thuê lại không?
Tại Điều 57 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.
4. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
5. Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
6. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Theo quy định trên, doanh nghiệp thuê lại không được quyền xử lý kỷ luật người lao động mà doanh nghiệp thuê lại.
Doanh nghiệp thuê lại có thể cung cấp chứng cứ người lao động vi phạm kỷ luật để doanh nghiệp cho thuê lại lao động xử lý kỷ luật.
Có được thuê lại lao động rồi cho doanh nghiệp khác thuê lại hay không? Mức phạt đối với bên thuê lại lao động cho người sử dụng lao động khác thuê lại lao động do mình thuê lại là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
...
4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp thuê lại lao động không được cho doanh nghiệp khác thuê lại lao động mà doanh nghiệp mình thuê dư.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
....
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
b) Sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hoặc Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực;
c) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
d) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ; vì lý do kinh tế hoặc chia; tách; hợp nhất; sáp nhập;
đ) Chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác;
e) Sử dụng lao động thuê lại nhưng không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
g) Sử dụng lao động thuê lại không thuộc một trong các trường hợp sau: đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân; có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Như vậy, căn cứ quy định trên, người sử dụng lao động thuê lại lao động chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác thuê lại có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý mức phạt trên là mức phạt với cá nhân, với tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt trên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh do ai thành lập? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh có nhiệm vụ gì?
- Cơ quan quản lý thuế là gì? Cơ quan quản lý thuế có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại liên quan đến thuế không?
- Đã có Thông tư 53 2024 hướng dẫn phân loại xe ô tô theo mục đích sử dụng từ 01/01/2025 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 chính thức: Nghỉ liên tiếp 5 ngày hay 9 ngày? NLĐ đi làm được hưởng lương ra sao?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Bí thư Trung ương Đảng mới nhất? Báo cáo kiểm điểm tập thể phải tập trung làm rõ những gì?