Trường hợp mang văn bản bí mật nhà nước khỏi nơi lưu trữ nhưng lỡ làm lộ thông tin văn bản thì xử lý như thế nào?
- Việc mang văn bản bí mật nhà nước ra khỏi cơ quan đơn vị có phải lập thành biểu mẫu nào để quản lý hay không?
- Để mang văn bản bí mật nhà nước ra khỏi cơ quan đơn vị phải có sự cho phép của ai?
- Trường hợp mang văn bản bí mật nhà nước khỏi nơi lưu trữ nhưng lỡ làm lộ thông tin văn bản thì xử lý như thế nào?
Việc mang văn bản bí mật nhà nước ra khỏi cơ quan đơn vị có phải lập thành biểu mẫu nào để quản lý hay không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 24/2020/TT-BCA quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
Biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước
1. Văn bản xác định độ mật đối với vật, địa điểm, lời nói, hoạt động, hình thức khác chứa bí mật nhà nước: Mẫu số 01.
2. Dấu chỉ độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật: Mẫu số 02.
3. Dấu ký hiệu A, B, C: Mẫu số 03.
4. Dấu Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước; dấu Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước: Mẫu số 04.
5. Dấu Giải mật: Mẫu số 05.
6. Dấu điều chỉnh độ mật: Mẫu số 06.
7. Dấu Tài liệu thu hồi; dấu Chỉ người có tên mới được bóc bì: Mẫu số 07.
8. Dấu quản lý số lượng tài liệu bí mật nhà nước: Mẫu số 08.
9. Dấu sao, chụp bí mật nhà nước: Mẫu số 09.
10. Văn bản trích sao: Mẫu số 10.
11. Dấu Bản sao: Mẫu số 11.
12. Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước: Mẫu số 12.
13. Văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước: Mẫu số 13.
14. Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi: Mẫu số 14.
15. Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến: Mẫu số 15.
16. Sổ chuyển giao bí mật nhà nước: Mẫu số 16.
17. Văn bản đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước: Mẫu số 17.
18. Thống kê bí mật nhà nước: Mẫu số 18.
19. Sơ đồ vị trí dấu mật trên văn bản: Mẫu số 19.
Theo quy định trên thì việc mang văn bản bí mật nhà nước ra khỏi cơ quan đơn vị nhằm phụ vụ công tác không có quy định về biểu mẫu nên không cần phải lập biểu mẫu về việc mang văn bản khỏi cơ quan đơn vị.
Tuy nhiên tại Điều 5 Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định về việc mang văn bản bí mật nhà nước ra khỏi cơ quan đơn vị như sau:
Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
...
2. Văn bản xin phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác trong nước, nước ngoài phải nêu rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác; tên loại, trích yếu nội dung, độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mục đích sử dụng; thời gian, địa điểm công tác; biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước.
....
Theo đó, không có biểu mẫu chung về việc mang văn bản bí mật nhà nước khỏi cơ quan đơn vị nhưng phải có văn bản xin phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác trong nước, nước ngoài phải nêu rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác; tên loại, trích yếu nội dung, độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mục đích sử dụng; thời gian, địa điểm công tác; biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước.
Trường hợp mang văn bản bí mật nhà nước khỏi nơi lưu trữ nhưng lỡ làm lộ thông tin văn bản thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Để mang văn bản bí mật nhà nước ra khỏi cơ quan đơn vị phải có sự cho phép của ai?
Căn cứ Điều 14 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về người có thẩm quyền cho phép mang văn bản bí mật nhà nước ra khỏi cơ quan đơn vị như sau:
Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.
2. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này hoặc cấp phó được ủy quyền cho phép và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.
...
Như vậy, đối với việc mang văn bản bí mật nhà nước ra khỏi cơ quan đơn vị để phục vụ công tác trong nước thì phải được người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.
Trường hợp mang văn bản bí mật nhà nước ra ngoài để phục vụ công tác nước ngoài phải có sự cho phép của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, người có thẩm quyền được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i, k và điểm l khoản 1 Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 như sau:
- Người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; hoặc cấp trên trực tiếp;
- Người đứng đầu cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; hoặc cấp trên trực tiếp;
- Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; hoặc cấp trên trực tiếp;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tổng Kiểm toán nhà nước;
- Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc cấp trên trực tiếp;
- Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ hoặc cấp trên trực tiếp;
- Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Trường hợp mang văn bản bí mật nhà nước khỏi nơi lưu trữ nhưng lỡ làm lộ thông tin văn bản thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định về việc mang văn bản bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu trữ như sau:
Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
...
4. Trong thời gian mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ, nếu phát hiện bí mật nhà nước bị lộ, bị mất, người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải báo cáo ngay với người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân trực tiếp quản lý, Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
5. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mang ra khỏi nơi lưu giữ phải chứa, đựng, vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn do người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân quản lý bí mật nhà nước quy định và phải bảo vệ trong thời gian mang ra khỏi nơi lưu giữ. Khi kết thúc nhiệm vụ phải báo cáo người có thẩm quyền cho phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ về việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước và nộp lại đơn vị.
Theo đó, trong thời gian mang văn bản bí mật nhà nước ra khỏi nơi lữu trữ mà làm lộ thông tin văn bản thì người mang văn bản bí mật nhà nước phải báo cáo ngay với người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân trực tiếp quản lý, Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?