Trường hợp khi xây dựng thang bảng lương mà có một số chức danh tại công ty khác với chức danh theo phân loại của nhà nước thì xử lý thế nào?

Khi xây dựng thang bảng lương cho người lao động việc thì độ phức tạp công việc cũng như quan hệ mức lương được thực hiện được xác định như thế nào nào? Trường hợp khi xây dựng thang bảng lương mà có một số chức danh tại công ty khác với chức danh theo phân loại của nhà nước thì xử lý ra sao? Câu hỏi của anh Quang Minh từ Đồng Nai

Khi xây dựng thang bảng lương cho người lao động việc đánh giá độ phức tập công việc được thực hiện dựa vào những yếu tố nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đánh giá độ phức tạp công việc như sau:

Đánh giá độ phức tạp công việc
1. Công ty đánh giá độ phức tạp công việc của các loại lao động bằng phương pháp cho điểm các yếu tố, bao gồm: thời gian hoặc trình độ đào tạo; trách nhiệm; kỹ năng, thời gian tích lũy kinh nghiệm; mức độ ảnh hưởng của công việc, sản phẩm hoặc quyết định quản lý; điều kiện lao động; tính hấp dẫn của nghề, công việc và các yếu tố khác (nếu có) phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.
2. Căn cứ khung độ phức tạp công việc của các loại lao động quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này, công ty xác định tỷ trọng các yếu tố phản ánh độ phức tạp công việc đối với từng loại lao động của công ty. Riêng yếu tố điều kiện lao động được xác định theo Điều 6 Thông tư này.
3. Sau khi xác định tỷ trọng các yếu tố tại Khoản 2 Điều này, công ty xây dựng tiêu chí cụ thể của từng yếu tố và tổ chức đánh giá độ phức tạp công việc thông qua phiếu để người lao động tự chấm điểm hoặc sử dụng phương pháp chuyên gia để cho điểm; tổng hợp kết quả chấm điểm, hình thành bảng phân loại mức độ phức tạp của chức danh nghề, công việc; so sánh, cân đối, điều chỉnh điểm để bảo đảm quan hệ hợp lý giữa các loại lao động.
Công ty có thể sử dụng phương pháp khác để đánh giá độ phức tạp công việc, nhưng phải bảo đảm tương quan giữa độ phức tạp công việc của công ty với khung độ phức tạp công việc quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, khi xây dựng thang bậc lương cho người lao động, công ty cần đánh giá độ phức tạp của công việc của các loại lao động bằng phương pháp cho điểm các yếu tố, bao gồm:

- Thời gian hoặc trình độ đào tạo;

- Trách nhiệm; kỹ năng, thời gian tích lũy kinh nghiệm;

- Mức độ ảnh hưởng của công việc, sản phẩm hoặc quyết định quản lý;

- Điều kiện lao động;

- Tính hấp dẫn của nghề, công việc và các yếu tố khác (nếu có) phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.

Quan hệ mức lương trong thang bảng lương của người lao động được xác định ra sao?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH quy định về việc xác định quan hệ mức lương như sau:

Xác định quan hệ mức lương
Công ty xác định quan hệ giữa mức lương thấp nhất, mức lương trung bình, mức lương cao nhất như sau:
1. Mức lương thấp nhất áp dụng đối với chức danh, công việc có độ phức tạp thấp nhất trong điều kiện lao động bình thường, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (hệ số 1).
2. Mức lương trung bình áp dụng đối với chức danh, công việc đòi hỏi mức độ phức tạp trung bình, được xác định đối với chức danh, công việc yêu cầu người lao động tốt nghiệp đại học và tương đương đã qua thời gian thử việc và xác định trong khoảng từ 1,5 đến 2,34 lần so với mức lương thấp nhất, tương ứng với bậc 3 hoặc bậc 4 trong thang lương 6 bậc hoặc 7 bậc của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
3. Mức lương cao nhất áp dụng đối với chức danh quản lý hoặc chức danh, công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất trong công ty. Công ty căn cứ hệ số lương của viên chức quản lý theo hạng công ty được xếp tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ để so sánh, xác định hệ số lương cao nhất khi xây dựng thang lương, bảng lương, bảo đảm hệ số lương của người lao động thấp hơn hệ số lương của viên chức quản lý, trừ một số lao động chuyên môn, kỹ thuật cao, chuyên gia, nghệ nhân của công ty.

Như vậy, đối với quan hệ mức lương trong thang bảng lương của người lao động công ty xác định quan hệ giữa mức lương thấp nhất, mức lương trung bình, mức lương cao nhất như sau:

- Mức lương thấp nhất áp dụng đối với chức danh, công việc có độ phức tạp thấp nhất trong điều kiện lao động bình thường, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (hệ số 1).

- Mức lương trung bình áp dụng đối với chức danh, công việc đòi hỏi mức độ phức tạp trung bình, được xác định đối với chức danh, công việc yêu cầu người lao động tốt nghiệp đại học và tương đương đã qua thời gian thử việc và xác định trong khoảng từ 1,5 đến 2,34 lần so với mức lương thấp nhất, tương ứng với bậc 3 hoặc bậc 4 trong thang lương 6 bậc hoặc 7 bậc của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh.

- Mức lương cao nhất áp dụng đối với chức danh quản lý hoặc chức danh, công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất trong công ty.

Trường hợp khi xây dựng thang bảng lương mà có một số chức danh tại công ty khác với chức danh theo phân loại của nhà nước thì xử lý thế nào?

Trường hợp khi xây dựng thang bảng lương mà có một số chức danh tại công ty khác với chức danh theo phân loại của nhà nước thì xử lý thế nào?

Trường hợp khi xây dựng thang bảng lương mà có một số chức danh tại công ty khác với chức danh theo phân loại của nhà nước thì xử lý thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH quy định về xác định chức danh nghề, công việc khi xây dựng thang bảng lương cho người lao động như sau:

Chức danh nghề, công việc
1. Công ty thống kê, rà soát các chức danh nghề, công việc hiện tại của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý.
2. Phân tích, đánh giá, sửa đổi tên chức danh nghề, công việc không phù hợp; bổ sung tên chức danh nghề, công việc mới; phân loại và nhóm các chức danh nghề, công việc tương tự thành nhóm chức danh nghề, công việc.
3. So sánh chức danh nghề, công việc của công ty với chức danh nghề, công việc theo phân loại của nhà nước. Trường hợp chức danh nghề, công việc của công ty chưa có hoặc khác với chức danh nghề, công việc theo phân loại của nhà nước thì phải bổ sung, điều chỉnh hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh chức danh nghề, công việc cho phù hợp.

Trường hợp khi xây dựng thang bảng lương cho người lao động mà một số chức danh nghề, công việc của công ty chưa có hoặc khác với chức danh nghề, công việc theo phân loại của nhà nước thì công ty phải có trách nhiệm bổ sung, điều chỉnh hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh chức danh nghề, công việc cho phù hợp.

Xây dựng thang bảng lương
Bảng lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
07 bảng lương áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là bảng nào?
Pháp luật
Toàn bộ bảng lương cán bộ công chức viên chức 2025 chi tiết theo quy định mới tại Nghị quyết 159 ra sao?
Pháp luật
Công ty điều chỉnh bảng lương thì có cần phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không?
Pháp luật
Xây dựng thang bảng lương có cần xin ý kiến công đoàn không? Xây dựng thang bảng lương khi không có công đoàn cơ sở thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Bảng lương là gì? Tải Mẫu Bảng lương thông dụng mới nhất hiện nay dành cho doanh nghiệp ở đâu?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động xây dựng thang bảng lương nhưng không xin ý kiến công đoàn thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Công ty 100% vốn nước ngoài trả lương theo thỏa thuận thì có phải xây dựng thang lương, bảng lương không?
Pháp luật
Doanh nghiệp có bắt buộc làm bảng lương không? Bảng lương này có được công bố công khai hay không?
Pháp luật
Bảng lương mới của giáo viên các cấp và chi tiết cách xếp lương năm 2022? Khi nào giáo viên được tăng lương?
Pháp luật
Trước khi thực hiện thang lương bảng lương doanh nghiệp không công bố công khai tại nơi làm việc thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xây dựng thang bảng lương
3,092 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xây dựng thang bảng lương Bảng lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xây dựng thang bảng lương Xem toàn bộ văn bản về Bảng lương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào