Trường hợp gặp khó về kinh tế thì cha mẹ nuôi có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi hay không? Ai có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi?
- Cha mẹ nuôi có thể cứ người giám hộ cho con chưa thành niên khi gặp khó khăn về kinh tế không?
- Ai có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi?
- Khi chấm dứt việc nuôi con nuôi thì sẽ phát sinh những hệ quả gì?
- Trường hợp gặp khó về kinh tế thì cha mẹ nuôi có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi hay không?
Cha mẹ nuôi có thể cứ người giám hộ cho con chưa thành niên khi gặp khó khăn về kinh tế không?
Căn cứ Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người được giám hộ như sau:
"Điều 47. Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu."
Trường hợp này mình không thể cử người giám hộ cho cháu được vì chỉ có thể áp dụng trường hợp giám hộ với người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ. Trường hợp này thì ông A và bà B đang là cha mẹ nuôi của cháu H và cha mẹ đẻ của cháu H vẫn còn nên không thể áp dụng quy định người giám hộ.
Trường hợp gặp khó về kinh tế thì cha mẹ nuôi có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi hay không?
Ai có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi?
Căn cứ Điều 26 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:
"Điều 26. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
1. Cha mẹ nuôi.
2. Con nuôi đã thành niên.
3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:
a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;
b) Hội liên hiệp phụ nữ."
Theo đó, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi bao gồm: cha mẹ nuôi (nhưng phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định); con nuôi đã thành niên; cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
Khi chấm dứt việc nuôi con nuôi thì sẽ phát sinh những hệ quả gì?
Căn cứ Điều 27 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi như sau:
"Điều 27. Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi
1. Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
3. Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục.
4. Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
5. Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi."
Từ quy định trên, khi chấm dứt việc nuôi con nuôi thì quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt. Nếu con nuôi là người chưa thành niên thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó. Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.
Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi.
Trường hợp gặp khó về kinh tế thì cha mẹ nuôi có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi hay không?
Căn cứ Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:
"Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này."
Như vậy, không thể chấm dứt việc nuôi con nuôi khi cha mẹ nuôi gặp khó về kinh tế trừ khi thuộc những trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi nêu trên.
Tải về mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?