Trường hợp cố ý gây thương tích do hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Phòng vệ chính đáng là gì?
Căn cứ Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Như vậy, để được coi là phòng vệ chính đáng, cần phải thỏa 2 điều kiện sau:
+ Có hành vi xâm phạm đến lợi ích chính đáng của mình, người khác hoặc của Nhà nước, cơ quan, tổ chức.
+ Chống trả một cách cần thiết và đủ để ngăn chặn hành vi xâm phạm nói trên.
Nếu thỏa 2 điều kiện trên thì được xem là phòng vệ chính đáng và được loại bỏ trách nhiệm hình sự.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Về việc xác định có vượt quá hành vi phòng vệ chính đáng hay không vẫn đang và để lại nhiều bất cập trong công tác xử lý vi phạm hình sự. Ngoài ra, cần xét dựa trên nhiều yếu tố để có thể xác định một hành vi có được xem là vượt quá giới hạn phòng vệ hay không. Do đó, đứng dưới góc nhìn khách quan và dựa trên những dữ kiện bạn cung cấp. Tôi cho rằng đây là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Cố ý gây thương tích do hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Hình phạt đối với trường hợp cố ý gây thương tích do hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Trong trường hợp phòng vệ chính đáng vượt quá mức cần thiết, thì tùy theo mức độ phạm tội mà có như hình phạt cụ thể.
Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử phạt như sau:
- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Bên cạnh đó, người cố ý gây thương tích do vượt quá phòng vệ chính đáng vẫn là một trong các tình tiết được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
“ 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…..
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
…..”
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, nếu xét thấy hành vi của bạn vượt quá mức phòng vệ chính đáng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Ngày 4 1 là ngày gì? 4 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch? Ngày 4 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Mẫu Quyết định phê duyệt E HSMT, hồ sơ mời thầu (webform trên Hệ thống) tại Phụ lục 1C theo Thông tư 22/2024 thay thế Thông tư 06/2024?
- Mẫu dấu thẩm tra phê duyệt thiết kế xây dựng theo Nghị định 15? Nội dung quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng?
- Mẫu thư cảm ơn khách hàng tham gia sự kiện? Thư cảm ơn sau sự kiện là gì? Tại sao cần viết thư cảm ơn sau sự kiện?