Trường hợp có một chỉ tiêu bị điểm 6 thì người khám sức khỏe sẽ bị phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự thuộc loại mấy?

Anh tôi chuẩn bị đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nhưng hiện anh chỉ có 43kg thì sẽ được phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự loại mấy? Trên phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự có ghi chi tiết những căn cứ dùng để phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự hay không? Trường hợp có một chỉ tiêu bị điểm 6 thì người khám sức khỏe sẽ bị phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự thuộc loại mấy?

Công dân khám sức khỏe ra kết quả cân nặng 43kg được phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự loại mấy?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, căn cứ phân loại sức khỏe và cho điểm được quy định như sau:

"Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Căn cứ phân loại sức khỏe
Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cách cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém."

Dẫn chiếu đến quy định tại Bảng 1 về Tiêu chuẩn phân loại theo thể lực tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP cụ thể như sau:

Các trường hợp quá béo hoặc quá gầy sẽ xem xét đến chỉ số BMI (xem phần chú dẫn khám tuyển).

Vì bạn chưa cung cấp các thông tin liên quan về chiều cao cũng như số đo vòng ngực của người khám sức khỏe, nên chưa thể xác định loại sức khỏe cụ thể là loại nào.

Bạn có thể đối chiếu với các số liệu tương ứng tại bảng trên để xác định chính xác loại sức khỏe dựa trên các tiêu chí về thể lực.

Phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Hình từ Internet)

Trên phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự có ghi chi tiết những căn cứ dùng để phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự hay không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:

"3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;
b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);
c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;
d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe."

Theo đó, trên phiếu ghi sức khỏe nghĩa vụ quân sự có chứa đầy đủ các căn cứ cho từng chỉ tiêu, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định.

Do đó, trên phiếu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có bao gồm đầy đủ những thông tin được dùng làm căn cứ để phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân.

Trường hợp có một chỉ tiêu bị điểm 6 thì người khám sức khỏe sẽ bị phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự thuộc loại mấy?

Căn cứ khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, cách phân loại sức khỏe được quy định cụ thể như sau:

"4. Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6."

Theo đó, trong trường hợp có 1 chỉ tiêu bị điểm 6 thì sẽ được xếp loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự loại 6.

Đồng thời, cần lưu ý một số vấn đề tại khoản 5 Điều này như sau:

"5. Một số điểm cần chú ý
a) Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;
b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;
c) Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 - 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;
d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị."

Như vậy, pháp luật hiện hành quy định chi tiết đối với việc phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự dựa trên các tiêu chuẩn tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Cách tính điểm và ghi phiếu sức khỏe cũng được thực hiện cụ thể theo quy định trên.

Nghĩa vụ quân sự Tải trọn bộ các văn bản quy định về nghĩa vụ quân sự hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với công dân đã tốt nghiệp đại học tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên không?
Pháp luật
Người bị loạn thị có còn được miễn nghĩa vụ quân sự nữa hay không? Người bị loạn thị hiện nay thuộc sức khỏe loại mấy?
Pháp luật
Sinh viên đại học còn được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi vừa tốt nghiệp đại học thì ứng tuyển học thêm ngành khác tại trường hoặc học thạc sĩ không?
Pháp luật
Cận thị bao nhiêu độ sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự? Ai có thẩm quyền quyết định tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên có gồm thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo quy định không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng để tham gia nghĩa vụ quân sự thế nào? Đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Người bị cận thị thì có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không? Tiêu chuẩn để tuyển một người đi nghĩa vụ quân sự là gì?
Pháp luật
Mấy tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự? Nếu có lệnh gọi đi nghĩa vụ quân sự nhưng không đi có bị gì không?
Pháp luật
Mẫu đơn xin hoãn nghĩa vụ quân sự 2024 mới nhất? Hồ sơ xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự 2024 gồm những gì?
Pháp luật
Năm 2024, công dân sinh năm 1997 hết tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự đúng không? 8 trường hợp tạm hoãn NVQS năm 2024 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự
4,468 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: