Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho em gái có cần chữ ký của chồng hay các con không?
Tài sản chung của vợ, chồng là gì?
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ, chồng như sau:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì?
Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Vợ muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác có cần sự đồng ý của chồng, con trong gia đình?
Dựa vào quy định của Điều 33 và Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng thì thông tin bạn cung cấp chưa nói rõ được phần đất bạn đang đứng tên thuộc tài sản chung hay tài sản riêng. Vậy trường hợp trên của bạn ta có thể chia làm 2 trường hợp:
Trường hợp 1:
Căn cứ vào Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã nêu về tài sản riêng của vợ, chồng thì giả định miếng đất trên là tài sản riêng của bạn có được trước thời kì hôn nhân hoặc tài sản được hình thành từ tài sản riêng của bạn.
Đối với tài sản riêng của vợ, chồng ta co thế áp dụng Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:
- Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
- Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
- Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Như vậy, nếu mảnh đất trên là tài sản riêng của bạn thì bạn có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho em gái của bạn mà không cần chữ ký của chồng hay con. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý trường hợp nếu mảnh đất đó mang lại hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình bạn thì việc chuyển nhượng phải có sự đồng ý của chồng hay không.
Trường hợp 2:
Căn cứ vào Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng thì miếng đất của bạn thuộc trường hợp tài sản chung của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân.
Đối với trường hợp tài sản chung của vợ, chồng ta căn cứ theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung như sau:
- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
- Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
+ Bất động sản;
+ Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
+ Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Vậy, nếu mảnh đất là tài sản chung của vợ, chồng mặc dù chỉ có bạn đứng tên trên miếng đất đó. Nên việc bạn muốn chuyển nhượng lại mảnh đất cho em gái cần có sự đồng ý của chồng và phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật.
Do đó, bạn cần căn cứ quy định trên để đối chiếu với trường hợp của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?