Trường hợp cá chép trắng Việt Nam mắc bệnh xuất huyết mùa xuân là do tác nhân nào gây nên? Yêu cầu kỹ thuật đối với cá chép trắng Việt Nam như thế nào?
Yêu cầu kỹ thuật đối với cá chép trắng Việt Nam như thế nào?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 02-33-1: 2020/BNNPTNT về Giống cá nước ngọt - Phần 1: Cá chép, cá rô phi ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BNNPTNT quy định về quy định kỹ thuật đối với giống các chép như sau:
"2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Giống cá Chép
Theo đó cá chép trắng Việt Nam phải đảm bảo khối lượng cá thể sinh sản lần đầu không nhỏ hơn 0,8 kg đối vơi con đực và 1,2 kg đối với con cái. Ngoại hình của cả chép toàn thân phủ vảy lưng có màu thẫm, bụng sáng, cạnh các vây màu đỏ
Ngoài ra, các phải đảm bảo về tuổi sinh sản, số lần sinh sản và thời gian sử dụng cá bố mẹ sau thành thục lần đầu theo bảng Quy chuẩn nêu trên.
Trường hợp cá chép trắng Việt Nam mắc bệnh xuất huyết mùa xuân là do tác nhân nào gây nên? Yêu cầu kỹ thuật đối với cá chép trắng Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp cá chép trắng Việt Nam mắc bệnh xuất huyết mùa xuân là do tác nhân nào gây nên?
Theo Mục 2 TCVN 8710-7:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 7: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép quy định về tác nhân gây bệnh ở cá chép như sau:
"2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1
Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring Viraemia of Carp - SVC) là bệnh truyền nhiễm do Rhabdovirus.
Bệnh gây xuất huyết cấp tính và nhiễm trùng huyết ở hầu hết các loài cá thuộc họ cá chép và một vài loài cá da trơn (OIE, 2017). Bệnh có nhiều tên gọi khác như: bệnh phù của cá chép, bệnh đốm đỏ cá chép, bệnh viêm bóng hơi cá chép (Swim bladder inflammiation SBI), bệnh vi rút mùa xuân (Spring virus disease).
2.2
Vi rút gây bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring Viraemia of Carp Virus - SVCV) thuộc giống Vesiculovirus, họ Rhabdovirus có vật chất di truyền là RNA mạch đơn (RNA), bộ gene có 11019 nucleotide mã hóa năm loại protein: Nucleoprotein (N), Phosphoprotein (P), Matrix protein (M), Glycoprotein (G) và protein mã hóa enzyme RNA polymerase (L)."
Từ Tiêu chuẩn trên thì bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép là bệnh gây xuất huyết cấp tính và nhiễm trùng huyết ở hầu hết các loài cá thuộc họ cá chép và một vài loài cá da trơn (OIE, 2017)
Nguyên nhân gây nên bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép là do vi rút Spring Viraemia of Carp Virus - SVCV huộc giống Vesiculovirus, họ Rhabdovirus.
Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép còn có một số tên gọi khác như bệnh phù của cá chép, bệnh đốm đỏ cá chép, bệnh viêm bóng hơi cá chép (Swim bladder inflammiation SBI), bệnh vi rút mùa xuân (Spring virus disease).
Cá chép trắng Việt Nam mắc bệnh xuất huyết mùa xuân thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng ra sao?
Theo Mục 5 TCVN 8710-7:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 7: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép quy định về triệu chứng lâm sàng ở cá chép khi mắc bệnh xuất huyết mùa xuân như sau:
"5 Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Dịch tễ học
Hầu hết các loài thuộc họ cá chép đều mẫn cảm với vi rút SVC (SVCV): cá chép (Cyprinus carpio carpio), cá koi (Cyprinus carpio koi), cá diếc (Carassius carassius), cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix), cá vàng (Carassius auratus), cá mè hoa (Aristichthys nobilis), cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella). Ngoài ra đã phân lập được SVCV từ cá các loài cá khác: cá nheo châu Âu (Silurus glanis), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) và cá rô phi (Oreochromis niloticus).
Vi rút gây bệnh SVC lây truyền theo chiều ngang qua nguồn nước nhiễm vi rút, hoặc từ cá bệnh sang cá khỏe thông qua chất thải, các dịch sinh sản hoặc qua các vật trung gian (các loài ký sinh trùng hút máu như đỉa Piscicola geometra có mang vi rút). Sự lây truyền theo chiều dọc chưa được xác định mặc dù đã có công bố phân lập được SVCV từ dịch từ lỗ huyệt của cá chép.
Cá bị bệnh sống sót có thể mang vi rút lâu dài.
Sự bùng phát bệnh có liên quan lớn đến nhiệt độ nước, độ tuổi, tình trạng của cá, mật độ nuôi đặc biệt là yếu tố stress của cá. Bệnh có thể xuất hiện trong quá trình vận chuyển cá, mặc dù trước đó cá không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh.
Hầu hết ở các giai đoạn của cá đều có thể bị nhiễm vi rút. Giai đoạn dễ mẫn cảm nhất với vi rút là cá giống và cá nuôi dưới 1 năm.
Các ổ dịch SVC thường xuất hiện ở nhiệt độ từ 11 °C đến 17 °C, bệnh hiếm khi xuất hiện ở nhiệt độ dưới 10 °C và tỷ lệ chết ở cá trưởng thành giảm khi nhiệt độ vượt quá 22 °C.
Tỷ lệ chết do SVC có thể đến 70 % nhưng thường từ 1 đến 40 %.
5.2 Triệu chứng lâm sàng
Dấu hiệu bệnh lý đầu tiên là cá bơi ở tầng mặt tụ thành đám ở rìa ao, mất thăng bằng, lờ đờ sau đó chết chìm xuống đáy.
Da có màu tối, mang nhợt nhạt, các tơ mang dính kết lại.
Xuất huyết điểm trên da, mang và ở mắt.
Có thể xuất huyết tràn lan trên da, gốc vây và hậu môn.
Máu loãng chảy ra từ hậu môn.
Cá chết đột ngột không thể hiện dấu hiệu bệnh lý, tỉ lệ chết cao.
5.3 Bệnh tích
Bụng chướng to, xoang bụng xuất huyết, tích dịch nhầy.
Cơ quan nội tạng phù, xuất huyết.
Bóng hơi teo dần một ngăn.
Ruột xuất huyết chứa đầy dịch nhầy."
Theo đó, khi cá chép mắc bệnh xuất huyết mùa xuân thì sẽ có một số triệu chứng lâm sàng như:
- Cá bơi ở tầng mặt tụ thành đám ở rìa ao, mất thăng bằng, lờ đờ sau đó chết chìm xuống đáy.
- Da có màu tối, mang nhợt nhạt, các tơ mang dính kết lại.
- Xuất huyết điểm trên da, mang và ở mắt.
- Có thể xuất huyết tràn lan trên da, gốc vây và hậu môn.
- Máu loãng chảy ra từ hậu môn.
- Cá chết đột ngột không thể hiện dấu hiệu bệnh lý, tỉ lệ chết cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?