Trưởng Đoàn kiểm tra hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá có được quyền lập biên bản vi phạm hành chính không?
- Đoàn kiểm tra hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được tổ chức như thế nào?
- Trưởng Đoàn kiểm tra hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá phải đáp ứng tiêu chuẩn như thế nào?
- Trưởng Đoàn kiểm tra hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá có được quyền lập biên bản vi phạm hành chính không?
Đoàn kiểm tra hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được tổ chức như thế nào?
Theo Điều 10 Thông tư 323/2016/TT-BTC thì thành phần Đoàn kiểm tra bao gồm Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên.
- Số lượng thành viên tham gia Đoàn kiểm tra tối thiểu là 3 người và số lượng thành viên tối đa tùy thuộc vào quy mô của cuộc kiểm tra.
- Thành viên Đoàn kiểm tra là công chức của Bộ Tài chính.
Trường hợp cần thiết, thành viên được huy động từ Sở Tài chính (nơi mà doanh nghiệp thẩm định giá đặt trụ sở chính), Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá và các doanh nghiệp thẩm định giá theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính.
- Trường hợp kiểm tra đột xuất đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành.
Trưởng Đoàn kiểm tra hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá phải đáp ứng tiêu chuẩn như thế nào?
Trưởng Đoàn kiểm tra hoạt động thẩm định giá (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của Trưởng Đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định tại Điều 11 Thông tư 323/2016/TT-BTC như sau:
- Thành viên Đoàn kiểm tra phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, độc lập, trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm.
- Thành viên Đoàn kiểm tra (trừ công chức của Bộ Tài chính và Sở Tài chính) phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Đối với thành viên được huy động từ Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá: Có Thẻ thẩm định viên về giá và có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá;
+ Đối với thành viên được huy động từ các doanh nghiệp thẩm định giá:
++ Là thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá mà doanh nghiệp đó có tối thiểu 05 năm hoạt động thẩm định giá liên tục và không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thẩm định giá, đồng thời đã được kiểm tra và có tổng số điểm đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá đạt từ 85 điểm trở lên trong lần kiểm tra gần nhất;
++ Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm thực tế hành nghề thẩm định giá kể từ khi được cấp Thẻ thẩm định viên và không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thẩm định giá trong thời gian 03 năm gần nhất tính đến thời điểm thành lập Đoàn kiểm tra.
- Trưởng Đoàn kiểm tra phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
+ Tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 323/2016/TT-BTC;
+ Có chức danh lãnh đạo từ cấp phòng trở lên hoặc có Thẻ thanh tra viên chính trở lên.
Trưởng Đoàn kiểm tra hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá có được quyền lập biên bản vi phạm hành chính không?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 323/2016/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 25/2019/TT-BTC) quy định về quyền và nghĩa vụ của Trưởng Đoàn kiểm tra hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Đoàn kiểm tra
1. Quyền của Trưởng Đoàn kiểm tra
a) Chỉ đạo chung công việc của Đoàn kiểm tra; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn kiểm tra; đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra;
b) Yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu, bố trí thời gian và nhân sự để làm việc và giải trình về những vấn đề thuộc phạm vi kiểm tra được phân công;
c) Kiến nghị với cơ quan kiểm tra về việc xử lý các sai phạm phát hiện qua kiểm tra;
d) Lập Biên bản kiểm tra sau khi kết thúc cuộc kiểm tra theo quy định;
đ) Chấm điểm theo các nội dung của Bảng đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này. Trường hợp kết quả điểm chấm giữa các thành viên đoàn kiểm tra có khác nhau khi đánh giá cùng một nội dung của một hồ sơ, Trưởng đoàn kiểm tra sẽ là người quyết định kết quả chấm điểm cuối cùng của Đoàn kiểm tra;
e) Lập Biên bản vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
g) Các quyền khác của thành viên Đoàn kiểm tra quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
2. Nghĩa vụ của Trưởng Đoàn kiểm tra
a) Chịu trách nhiệm trước cơ quan kiểm tra về hoạt động của Đoàn kiểm tra;
b) Xử lý các đề xuất, kiến nghị của các thành viên Đoàn kiểm tra;
c) Thay mặt Đoàn kiểm tra trao đổi các vấn đề phát hiện trong quá trình kiểm tra với doanh nghiệp được kiểm tra;
d) Báo cáo kịp thời với cơ quan kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan kiểm tra hoặc doanh nghiệp được kiểm tra có ý kiến bằng văn bản không thống nhất kết luận kiểm tra của Đoàn kiểm tra;
đ) Ký biên bản kiểm tra sau khi kết thúc cuộc kiểm tra theo quy định;
e) Các nghĩa vụ khác của thành viên Đoàn kiểm tra quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
Theo đó, lập biên bản vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là một trong các quyền của Trưởng Đoàn kiểm tra hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá.
Tải về mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?