Trưởng Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán có được quyền xử lý các sai phạm phát hiện qua kiểm tra không?
Thành viên Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán phải đáp ứng yêu cầu gì?
Trưởng Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 11 Thông tư 09/2021/TT-BTC quy định về tổ chức Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:
Tổ chức Đoàn kiểm tra
1. Bộ Tài chính thành lập Đoàn kiểm tra để thực hiện các cuộc kiểm tra trực tiếp hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
2. Thành phần Đoàn kiểm tra bao gồm Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên. Trưởng Đoàn kiểm tra phải là lãnh đạo cấp phòng trở lên của Bộ Tài chính. Số lượng thành viên tham gia Đoàn kiểm tra tùy thuộc vào quy mô của cuộc kiểm tra. Thành viên Đoàn kiểm tra bao gồm các cán bộ của Bộ Tài chính và cán bộ chuyên môn của Tổ chức nghề nghiệp về kế toán. Thành viên Đoàn kiểm tra phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán.
Theo đó, yêu cầu đối các thành viên Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:
- Trưởng Đoàn kiểm tra:
Trưởng Đoàn kiểm tra phải là lãnh đạo cấp phòng trở lên của Bộ Tài chính.
- Thành viên Đoàn kiểm tra:
+ Thành viên Đoàn kiểm tra bao gồm các cán bộ của Bộ Tài chính và cán bộ chuyên môn của Tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
+ Thành viên Đoàn kiểm tra phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán.
Trưởng Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán có được quyền xử lý các sai phạm phát hiện qua kiểm tra không?
Tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 09/2021/TT-BTC quy định về quyền và nghĩa vụ của Trưởng Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Đoàn kiểm tra
…
3. Quyền, nghĩa vụ của Trưởng Đoàn kiểm tra
Trưởng đoàn kiểm tra phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các quyền, nghĩa vụ sau:
a) Tổ chức cuộc kiểm tra phù hợp với nội dung, đối tượng được kiểm tra;
b) Chỉ đạo chung công việc của Đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ trì kiểm tra về hoạt động của Đoàn kiểm tra. Phân công nhiệm vụ và điều phối công việc cho các thành viên Đoàn kiểm tra để thực hiện kế hoạch kiểm tra. Giám sát tình hình thực hiện công việc được phân công của các thành viên Đoàn kiểm tra, làm đầu mối trao đổi các vấn đề phát hiện trong quá trình kiểm tra với đối tượng được kiểm tra;
c) Báo cáo kịp thời với cơ quan chủ trì kiểm tra khi có thông báo của đối tượng được kiểm tra về việc thành viên Đoàn kiểm tra vi phạm tính độc lập hoặc khi có bất đồng giữa Đoàn kiểm tra với đối tượng được kiểm tra trong thời gian kiểm tra hoặc báo cáo khi có yêu cầu từ cơ quan chủ trì kiểm tra;
d) Đề xuất xử lý các sai phạm phát hiện qua kiểm tra với cơ quan chủ trì kiểm tra;
đ) Chịu trách nhiệm tổng thể về tính trung thực, khách quan của kết quả kiểm tra.
Theo đó, trưởng Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán là người có quyền đề xuất xử lý các sai phạm phát hiện qua kiểm tra với cơ quan chủ trì kiểm tra.
Và tại khoản 1, 4 Điều 9 Thông tư 09/2021/TT-BTC quy định Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và là cơ quan có quyền xử lý sai phạm phát hiện qua kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Thành viên Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán có quyền hạn gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 09/2021/TT-BTC quy định thành viên Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán có các quyền, nghĩa vụ như sau:
- Ký cam kết bằng văn bản về tính độc lập và bảo mật thông tin với đối tượng được kiểm tra theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BTC đồng thời phải đảm bảo tuân thủ các cam kết đó.
Từ chối thực hiện kiểm tra nếu xét thấy không đảm bảo tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn;
- Thực hiện các công việc theo phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra một cách chính trực, khách quan, trung thực, vô tư, duy trì sự thận trọng nghề nghiệp.
Không được chuyển giao nhiệm vụ cho người khác khi chưa được sự đồng ý của Trưởng Đoàn kiểm tra;
- Đưa ra các ý kiến, kiến nghị trong phạm vi được phân công kiểm tra.
Báo cáo kịp thời với Trưởng Đoàn kiểm tra về các tồn tại, sai sót phát hiện qua kiểm tra.
Lập Biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính;
- Bảo lưu ý kiến của mình về nội dung được phân công kiểm tra trong trường hợp các ý kiến này khác với các kết luận, kiến nghị trong Biên bản kiểm tra;
- Ký Biên bản kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan đến công việc đã thực hiện theo phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra;
- Không được tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu kiểm tra trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Tuân thủ các quy định về kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Thông tư 09/2021/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?