Trưởng Đoàn kiểm toán nhà nước nghỉ làm việc liên tục trong bao lâu thì bị Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thay thế?
- Trưởng Đoàn kiểm toán nhà nước nghỉ làm việc liên tục trong bao lâu thì bị Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thay thế?
- Trưởng Đoàn kiểm toán nhà nước có được quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước không?
- Trưởng Đoàn kiểm toán nhà nước khi có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý thế nào?
Trưởng Đoàn kiểm toán nhà nước nghỉ làm việc liên tục trong bao lâu thì bị Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thay thế?
Việc thay thế Trưởng Đoàn kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 03/2020/QĐ-KTNN như sau:
Thay thế, bổ sung thành viên Đoàn kiểm toán
1. Thành viên Đoàn kiểm toán bị thay thế trong các trường hợp sau:
...
c) Ngoài các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thay thế thành viên Đoàn kiểm toán trong các trường hợp: Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán nghỉ làm việc liên tục từ 03 ngày trở lên; Tổ trưởng Tổ kiểm toán nghỉ làm việc liên tục từ 02 ngày trở lên; các thành viên của Đoàn kiểm toán nghỉ làm việc liên tục từ 03 ngày trở lên.
2. Thủ tục đề nghị thay thế thành viên Đoàn kiểm toán được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thay thế Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, các thành viên Đoàn kiểm toán do Trưởng Đoàn kiểm toán đề nghị Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định;
...
Như vậy, theo quy định, Trưởng Đoàn kiểm toán nhà nước nghỉ làm việc liên tục từ 03 ngày trở lên thì có thể bị Tổng Kiểm toán nhà nước ra quyết định thay thế.
Trưởng Đoàn kiểm toán nhà nước nghỉ làm việc liên tục trong bao lâu thì bị Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thay thế? (Hình từ Internet)
Trưởng Đoàn kiểm toán nhà nước có được quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước không?
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 03/2020/QĐ-KTNN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 09/2023/QĐ-KTNN) như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán
1. Nhiệm vụ:
...
Báo cáo, giải trình kết quả kiểm toán trước Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán và cùng Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán báo cáo, giải trình kết quả đó trước Tổng Kiểm toán nhà nước; báo cáo giải trình kết quả kiểm toán đột xuất khi Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu; tổ chức thông báo kết quả kiểm toán đã được Tổng Kiểm toán nhà nước thông qua với đơn vị được kiểm toán; ký báo cáo kiểm toán;
h) Quản lý các thành viên Đoàn kiểm toán trong thời gian thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước;
i) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán hoặc Tổng Kiểm toán nhà nước về tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán, tình hình và kết quả hoạt động kiểm toán;
k) Chấp hành kỷ luật công tác của Đoàn kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
l) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước thuộc phạm vi, nội dung cuộc kiểm toán trong thời hạn kiểm toán theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Như vậy, Trưởng Đoàn kiểm toán nhà nước được quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước thuộc phạm vi, nội dung cuộc kiểm toán trong thời hạn kiểm toán theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước 2023.
Trưởng Đoàn kiểm toán nhà nước khi có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý thế nào?
Trường hợp Trưởng Đoàn kiểm toán nhà nước khi có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 03/2020/QĐ-KTNN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 09/2023/QĐ-KTNN) như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán
...
3. Trách nhiệm:
...
l) Báo cáo theo yêu cầu của Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán và Tổng Kiểm toán nhà nước về kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm toán;
m) Khi có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
n) Chấp hành quyết định thanh tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền. Tuân thủ sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước, Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phụ trách và Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán;
...
Như vậy, theo quy định, Trưởng Đoàn kiểm toán nhà nước khi có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho tập thể giáo viên? Tải mẫu tại đâu?
- Đã lấy bằng lái xe ở nước ngoài thì khi về Việt Nam có phải thi để cấp lại hay không? Thủ tục như thế nào?