Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nào?
- Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nào?
- Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội được có tối đa bao nhiêu Phó Hiệu trưởng?
- Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội có được biên soạn chương trình bồi dưỡng công chức ngành Lao động Thương binh và Xã hội không?
Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 762/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội (sau đây viết tắt là Trường) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật, kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
2. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội.
3. Trường có tên giao dịch tiếng Anh là: Training School on Labour and Social Affairs; viết tắt là: SOLASA.
Như vậy, theo quy định thì Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội được có tối đa bao nhiêu Phó Hiệu trưởng?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 762/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức của Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội có Hiệu trưởng và không quá 03 Phó Hiệu trưởng.
2. Các phòng chức năng:
a) Phòng Tổ chức - Hành chính;
b) Phòng Tài chính - Kế toán;
c) Phòng Quản lý đào tạo;
d) Phòng Hợp tác quốc tế và Nghiên cứu khoa học.
3. Các khoa:
a) Khoa Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý;
b) Khoa Bồi dưỡng chuyên ngành;
c) Khoa Quản lý hành chính nhà nước.
4. Tổ chức Đảng, đoàn thể theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định thì Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội có Hiệu trưởng và không được quá 03 Phó Hiệu trưởng.
Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội có được biên soạn chương trình bồi dưỡng công chức ngành Lao động Thương binh và Xã hội không?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 762/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trường như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được Bộ phê duyệt.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trình Bộ thẩm định, phê duyệt và ban hành; biên soạn, tổ chức thẩm định, phê duyệt và ban hành tài liệu các chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định; tham gia thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ.
4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chương trình quản lý nhà nước bổ nhiệm đối với chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; chương trình quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương; theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đối với cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, của ngành theo quy định.
5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, hội nhập quốc tế thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
...
Như vậy, theo quy định thì Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội có quyền chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn chương trình bồi dưỡng công chức ngành Lao động Thương binh và Xã hội.
Được biên soạn, tổ chức thẩm định, phê duyệt và ban hành tài liệu các chương trình bồi dưỡng công chức ngành Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định.
Đồng thời Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội cũng có quyền tham gia thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?