Trưởng ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam đương nhiên mất tư cách thành viên trong những trường hợp nào?
- Trưởng ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam đương nhiên mất tư cách thành viên trong những trường hợp nào?
- Sau khi bị xác định đương nhiên mất tư cách thành viên, Trưởng ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có còn phải chịu trách nhiệm nữa không?
- Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Trưởng ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam đương nhiên mất tư cách thành viên trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 28 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định các trường hợp đương nhiên mất tư cách như sau:
Đương nhiên mất tư cách
1. Các trường hợp đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc chết;
b) Vi phạm quy định tại Điều 26 Điều lệ này;
c) Chấm dứt tư cách làm người đại diện theo ủy quyền.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được các đối tượng bị đương nhiên mất tư cách theo quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải có văn bản báo cáo kèm tài liệu chứng minh cụ thể gửi cơ quan có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo này trước pháp luật, đồng thời thực hiện các thủ tục để bổ nhiệm chức danh bị khuyết theo các quy định của pháp luật.
...
Theo quy định Trưởng ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam đương nhiên mất tư cách trong những trường hợp sau đây:
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc chết;
- Vi phạm quy định tại Điều 26 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015;
- Chấm dứt tư cách làm người đại diện theo ủy quyền.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được các đối tượng bị đương nhiên mất tư cách theo quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải có văn bản báo cáo kèm tài liệu chứng minh cụ thể gửi cơ quan có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo này trước pháp luật, đồng thời thực hiện các thủ tục để bổ nhiệm chức danh bị khuyết theo các quy định của pháp luật.
Sau khi bị xác định đương nhiên mất tư cách thành viên, Trưởng ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có còn phải chịu trách nhiệm nữa không?
Theo khoản 3 Điều 28 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:
Đương nhiên mất tư cách
...
3. Chủ tịch, Phó chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sau khi bị xác định đương nhiên mất tư cách vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.
4. Chức danh được bổ nhiệm trước đây của những người bị đương nhiên mất tư cách quy định tại khoản 1 Điều này đương nhiên hết hiệu lực.
Theo quy định sau khi bị xác định đương nhiên mất tư cách thành viên, Trưởng ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.
Lưu ý: Chức danh được bổ nhiệm trước đây của những người bị đương nhiên mất tư cách đương nhiên hết hiệu lực.
Trưởng ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam đương nhiên mất tư cách trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Theo Điều 20 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban kiểm soát
1. Tổ chức triển khai việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát theo quy định tại Điều lệ này.
2. Thay mặt Ban kiểm soát ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát.
3. Chuẩn bị kế hoạch làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban kiểm soát theo Quy chế làm việc của Ban kiểm soát.
4. Đảm bảo các thành viên Ban kiểm soát nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Ban kiểm soát phải xem xét.
5. Giám sát, chỉ đạo các thành viên Ban kiểm soát trong việc thực hiện các công việc được phân công và nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát.
6. Ủy quyền cho một thành viên khác của Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của mình trong thời gian vắng mặt.
7. Thay mặt Ban kiểm soát đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường và tham gia các cuộc họp Hội đồng quản trị theo quy định. Yêu cầu ghi lại các ý kiến của mình trong biên bản các cuộc họp Hội đồng quản trị nếu ý kiến của mình khác với các quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo trước Bộ Tài chính.
8. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?