Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội có mức lương và phụ cấp chức vụ bao nhiêu?

Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội có mức lương và phụ cấp chức vụ bao nhiêu? Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội quy định như thế nào? - câu hỏi của anh K. (Hà Nội).

Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội có mức lương bao nhiêu?

Mức lương của Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội được căn cứ theo STT 1.2 Mục II Bảng chuyển xếp số 3 Bảng chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với các chức danh do bầu cử của Nhà nước thuộc diện xếp lương mới theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC quy định như sau:

hệ số lương

Theo quy định nêu trên thì Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội có hệ số lương là 6,44.

Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức lương của Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội là 11.592.000 triệu đồng/tháng.

Mức phụ cấp chức vụ của Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội là bao nhiêu?

Mức phụ cấp chức vụ của Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội được căn cứ theo STT 1.2 Mục II Bảng chuyển xếp số 3 Bảng chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với các chức danh do bầu cử của Nhà nước thuộc diện xếp lương mới theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC quy định như sau:

hệ số lương

Theo đó, mức phụ cấp chức vụ của Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội là 1.800.000 triệu đồng/tháng.

Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội có mức lương và phụ cấp chức vụ bao nhiêu

Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội có mức lương và phụ cấp chức vụ bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội quy định như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội quy định tại Điều 40 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc.
3. Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền.
4. Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật.
5. Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.

Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội gồm:

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 và điểm a khoản 2 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017), cụ thể:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật:
a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn tỉnh;
c) Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh;
...
8. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc.

- Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền.

- Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật.

- Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.

Hội đồng nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hội đồng nhân dân có nhiệm kì bao nhiêu năm?
Pháp luật
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân do ai ký chứng thực? Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được thông qua khi nào?
Pháp luật
Chương trình kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới do ai dự kiến? Kỳ họp thứ nhất khóa mới được triệu tập khi nào?
Pháp luật
Biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân phải có chữ ký của ai? Kỳ họp Hội đồng nhân dân có diễn ra công khai không?
Pháp luật
Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh là ai? Chủ tịch HĐND có thể ủy nhiệm cho Ủy viên Thường trực HĐND tiếp công dân không?
Pháp luật
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?
Pháp luật
Thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân có bắt buộc phải tham gia tất cả các phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân không?
Pháp luật
Thẩm quyền phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã là của cá nhân, tổ chức nào?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân? Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Pháp luật
Hạn chế về độ tuổi tham gia Hội đồng nhân dân chuyên trách được quy định như thế nào? Công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Hội đồng nhân dân?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân ở thành phố trực thuộc trung ương như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng nhân dân
1,138 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội đồng nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội đồng nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào