Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
- Khi thực hiện nhiệm vụ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
- Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công mở phiên họp mấy tháng một lần?
- Chương trình, nội dung các phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương do ai quyết định?
Khi thực hiện nhiệm vụ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
Theo khoản 5 Điều 6 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BCĐCCTLBHXH năm 2021 quy định như sau:
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ tập thể thông qua các cuộc họp do Trưởng ban hoặc các Phó Trưởng ban triệu tập, thảo luận tập thể và theo kết luận của Trưởng ban về nội dung triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Kết luận của Trưởng ban tại các cuộc họp được thể hiện dưới hình thức thông báo của Văn phòng Chính phủ.
2. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo; đóng góp ý kiến trực tiếp tại phiên họp Ban Chỉ đạo hoặc trả lời các văn bản lấy ý kiến do Ban Chỉ đạo gửi đến và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về nội dung, kết quả các nhiệm vụ được Trưởng ban phân công.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo được giao chủ trì các nhiệm vụ theo phân công của Thủ tướng Chính phủ và Trưởng ban xây dựng kế hoạch nghiên cứu, đăng ký thời gian trình và báo cáo tiến độ gửi Phó Trưởng ban thường trực để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định.
4. Các Bộ, cơ quan theo chức năng được phân công xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện các nội dung cải cách tại Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW; có trách nhiệm báo cáo và xin ý kiến Ban Chỉ đạo về các văn bản này trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
5. Trưởng ban sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Trưởng ban sử dụng con dấu của Bộ mình để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Theo quy định trên thì khi thực hiện nhiệm vụ được phân công, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công mở phiên họp mấy tháng một lần?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BCĐCCTLBHXH năm 2021 quy định như sau:
Các phiên họp của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo họp thường kỳ 06 tháng một lần; họp đột xuất khi cần thiết.
...
Theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công mở phiên họp thường kỳ 06 tháng một lần; họp đột xuất khi cần thiết.
Chương trình, nội dung các phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương do ai quyết định?
Theo khoản 2 Điều 7 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BCĐCCTLBHXH năm 2021 quy định thời gian, hình thức, chương trình, nội dung các phiên họp do Trưởng ban quyết định.
Căn cứ tình hình cụ thể, Trưởng ban quyết định việc mời lãnh đạo cơ quan, tổ chức liên quan tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
Trình tự chuẩn bị các nội dung đưa ra xin ý kiến Ban Chỉ đạo như sau:
Bước 1: Bộ, cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi dự thảo Đề án, Báo cáo, văn bản quy phạm pháp luật đến Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và đề nghị thời gian họp Ban Chỉ đạo;
Bước 2: Các Phó Trưởng ban chỉ đạo các Tổ Biên tập kiểm tra về mặt thủ tục, thảo luận và chuẩn bị ý kiến tham gia; đồng thời gửi giấy mời và tài liệu họp đến các thành viên Ban Chỉ đạo (các cuộc họp do Trưởng ban chủ trì thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ gửi giấy mời họp và tài liệu họp đến các thành viên Ban Chỉ đạo);
Bước 3: Căn cứ ý kiến của Ban Chỉ đạo, các Bộ, cơ quan có liên quan hoàn chỉnh dự thảo Đề án, Báo cáo, văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo chức năng;
Bước 4: Trong trường hợp vấn đề không nhất thiết phải xin ý kiến tập thể Ban Chỉ đạo hoặc vấn đề xử lý gấp, không có điều kiện họp toàn thể Ban Chỉ đạo thì theo chỉ đạo của Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực mời các Phó Trưởng ban và một số thành viên có liên quan họp để quyết định, sau đó thông báo kết luận cuộc họp cho các Ủy viên Ban Chỉ đạo biết;
Lưu ý:
+ Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo có thể mời thêm lãnh đạo và chuyên viên của các Bộ, ngành có liên quan cùng tham dự.
+ Kết luận tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo được thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan để thực hiện. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu bản án hình sự sơ thẩm mới, chuẩn pháp lý? Trường hợp Viện kiểm sát được kháng nghị bản án?
- Giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí là gì? Điều kiện áp dụng giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí?
- Tên gọi của hội cần phải bảo đảm những điều kiện nào? Tên gọi của hội được pháp luật quy định gồm những tên gọi nào?
- Tà dâm là gì? Dâm ô là gì? Mức phạt cao nhất cho hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là bao năm tù giam?
- Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?