Trước khi tiến hành kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra có cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên không?
- Kiểm tra thường xuyên điều lệnh Công an nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?
- Trước khi tiến hành kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra có cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền ký kế hoạch kiểm tra thường xuyên điều lệnh Công an nhân dân?
Kiểm tra thường xuyên điều lệnh Công an nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 09/2021/TT-BCA quy định như sau:
Hình thức, biện pháp kiểm tra
1. Kiểm tra thường xuyên
Kiểm tra thường xuyên là việc các đơn vị làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân định kỳ hằng tháng tổ chức kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân của các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ.
Căn cứ vào kế hoạch hoặc lịch kiểm tra, Tổ kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc thông báo với đơn vị, địa phương được kiểm tra về nội dung, chương trình, thời gian kiểm tra, đề nghị đơn vị, địa phương phối hợp kiểm tra theo kế hoạch.
...
Theo đó, kiểm tra thường xuyên điều lệnh Công an nhân dân là việc các đơn vị làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân định kỳ hằng tháng tổ chức kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân của các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ.
Căn cứ vào kế hoạch hoặc lịch kiểm tra, Tổ kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc thông báo với đơn vị, địa phương được kiểm tra về nội dung, chương trình, thời gian kiểm tra, đề nghị đơn vị, địa phương phối hợp kiểm tra theo kế hoạch.
Kiểm tra thường xuyên điều lệnh Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Trước khi tiến hành kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra có cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên không?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 09/2021/TT-BCA quy định như sau:
Kế hoạch kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân
1. Trước khi tiến hành kiểm tra, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra phải xây dựng một trong các kế hoạch kiểm tra sau:
a) Kế hoạch kiểm tra công tác điều lệnh Công an nhân dân theo định kỳ hằng quý hoặc thực hiện chuyên đề công tác lớn trong toàn lực lượng;
b) Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra bí mật, kiểm tra bí mật kết hợp với công khai;
c) Kế hoạch tổ chức kiểm tra đột xuất khi nắm được nội dung phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc của nhân dân về cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân để báo cáo cấp trên.
2. Kế hoạch kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân gồm một số nội dung sau:
a) Mục đích, yêu cầu
b) Nội dung kiểm tra;
c) Biện pháp kiểm tra;
d) Thời gian, địa điểm kiểm tra;
đ) Đơn vị thực hiện kiểm tra.
3. Trường hợp nhận được chỉ đạo của cấp trên hoặc tin báo có đơn vị hoặc cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân, cán bộ được phân công làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân phải báo cáo ngay lãnh đạo đơn vị và tổ chức kiểm tra (không phải xây dựng kế hoạch kiểm tra).
Theo đó, trước khi tiến hành kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra phải xây dựng một trong các kế hoạch sau:
- Kế hoạch kiểm tra công tác điều lệnh Công an nhân dân theo định kỳ hằng quý hoặc thực hiện chuyên đề công tác lớn trong toàn lực lượng;
- Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra bí mật, kiểm tra bí mật kết hợp với công khai;
- Kế hoạch tổ chức kiểm tra đột xuất khi nắm được nội dung phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc của nhân dân về cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân để báo cáo cấp trên.
Như vậy, trước khi tiến hành kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên.
Cơ quan nào có thẩm quyền ký kế hoạch kiểm tra thường xuyên điều lệnh Công an nhân dân?
Theo Điều 12 Thông tư 09/2021/TT-BCA quy định cụ thể:
Thẩm quyền ký kế hoạch kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân
1. Đối với cấp Bộ
Cục trưởng Cục Công tác đảng và công tác chính trị duyệt, ký kế hoạch kiểm tra định kỳ hằng quý, kế hoạch kiểm tra bí mật, kế hoạch kiểm tra bí mật kết hợp với công khai hoặc thực hiện chuyên đề công tác lớn trong toàn lực lượng Công an nhân dân; giao lãnh đạo Cục Công tác đảng và công tác chính trị phụ trách công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật duyệt, ký kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kế hoạch kiểm tra đột xuất.
2. Đối với Công an các đơn vị, địa phương
a) Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương duyệt, ký kế hoạch thực hiện kế hoạch kiểm tra của Bộ; duyệt, ký kế hoạch kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân trong đơn vị, địa phương mình;
b) Lãnh đạo phòng phụ trách công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật thuộc Công an các đơn vị, địa phương duyệt ký phân công cán bộ thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra của Thủ trưởng đơn vị;
c) Trưởng phòng Công an đơn vị, địa phương, Trưởng Công an cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố thuộc Trung ương và tương đương duyệt, ký kế hoạch kiểm tra, phân công cán bộ thường xuyên kiểm tra việc chấp hành điều lệnh của đơn vị và cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền quản lý.
Như vậy, Cục Công tác đảng và công tác chính trị phụ trách công tác điều lệnh, quân sự, võ thuật duyệt, ký kế hoạch kiểm tra thường xuyên điều lệnh Công an nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng bảo đảm bị đơn phương chấm dứt thực hiện có làm chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm hay không?
- Hàng hóa không đến cửa khẩu nhập sẽ phải hủy tờ khai hải quan? Người khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có những quyền gì?
- Ngày 2 tháng 1 là ngày gì? Ngày 2 tháng 1 là ngày gì ở Việt Nam? Ngày 2 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Tài sản hiện có là gì? Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có gì khác nhau?
- Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có bao gồm các thương nhân cung cấp dịch vụ logistics cho hoạt động thương mại điện tử?