Trước khi thi công cừ chống thấm của công trình thủy lợi thì có bắt buộc phải định vị tim tuyến cừ không?

Em ơi cho anh hỏi: Trước khi thi công cừ chống thấm của công trình thủy lợi thì có bắt buộc phải định vị tim tuyến cừ không? Vận chuyển và nâng hạ cừ được thực hiện như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Mẫn đến từ Long An.

Trước khi thi công cừ chống thấm của công trình thủy lợi thì có bắt buộc phải định vị tim tuyến cừ không?

Căn cứ theo tiết 8.1.1 tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:

Yêu cầu kỹ thuật thi công
8.1 Yêu cầu chung
8.1.1 Trước khi thi công cừ chống thấm phải định vị tim tuyến cừ bằng máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc.
8.1.2 Công tác thi công cừ chống thấm phải có hệ sàn đạo định vị phục vụ thi công. Trong quá trình thi công cừ, cao độ đỉnh thanh cừ đã thi công trước đó phải được kiểm tra liên tục và đảm bảo không bị dịch chuyển. Khi không có yêu cầu cụ thể trong hồ sơ thiết kế, có thể sử dụng phương án neo cừ lên hệ sàn đạo để theo dõi và khống chế cao độ đầu cừ.
8.1.3 Hướng thi công cừ chống thấm nên lựa chọn hợp lý để giảm thiểu số điểm hợp long cừ. Trường hợp không có yêu cầu cụ thể, tuyến cừ chống thấm có thể thi công thành từng phần nhưng phải đảm bảo các thanh cừ ngàm móc liên tục với nhau và được sự đồng ý của tư vấn thiết kế.
...

Theo đó, trước khi thi công cừ chống thấm trong công trình thủy lợi phải định vị tim tuyến cừ bằng máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc.

Công trình thủy lợi

Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)

Vận chuyển và nâng hạ cừ chống thấm trong công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:

Yêu cầu kỹ thuật thi công
...
8.2 Vận chuyển và nâng hạ cừ
8.2.1 Đối với vận chuyển cừ ván thép, cừ nhựa: Chiều dài của phương tiện vận chuyển phải phù hợp với chiều dài cấu kiện vận chuyển. Nếu vận chuyển bằng đường bộ thì chiều dài phần thừa không vượt quá chiều dài cho phép theo quy định luật giao thông đường bộ hiện hành. Nếu vận chuyển bằng đường thủy, toàn bộ thân cừ phải được nằm gọn trong phương tiện vận chuyển và được che chắn cẩn thận.
8.2.2 Đối với cừ bê tông cốt thép: Chỉ được cẩu lắp bốc xếp, vận chuyển khi cường độ bê tông đạt tối thiểu 75% cường độ thiết kế.
8.2.3 Các đơn nguyên cừ đúc sẵn khi chuyển từ nơi sản xuất đến nơi lắp ghép cần tránh để hư hỏng. Đơn vị sản xuất có trách nhiệm cẩu, xếp các cấu kiện lên phương tiện vận chuyển khi xuất xưởng sản phẩm. Nhà thầu có trách nhiệm nghiệm thu, tiếp nhận, cẩu xếp cấu kiện và bảo quản trên công trường.
8.2.4 Bốc, xếp các đơn nguyên cừ đúc sẵn lên phương tiện vận chuyển hay kê xếp trên công trường phải theo đúng sơ đồ giằng néo móc cẩu đã chỉ dẫn trong thiết kế tổ chức thi công. Việc xếp đặt phải đảm bảo đúng trình tự và vị trí quy định trong thiết kế cũng như hướng dẫn của đơn vị sản xuất.
8.2.5 Các đơn nguyên cừ cần được kê, tựa trên các tấm đệm, chèn, lót chuyên dùng bằng gỗ và phải đặt đúng vị trí được quy định theo quy trình kê xếp sản phẩm của nhà sản xuất. Chiều cao gối kê phải cao hơn móc cẩu. Trong mọi trường hợp, không được đập ngang móc cẩu của cừ để kê xếp cấu kiện. Chiều dài gối kê phải thừa ra ngoài cạnh cấu kiện ít nhất là 5cm. Khi xếp nhiều đơn nguyên cừ chồng lên nhau, phải xếp các đơn nguyên có cùng chiều dài và các gối kê phải đặt cùng một điểm theo chiều thẳng đứng.
8.2.6 Chiều cao xếp chồng các lớp cấu kiện được xác định theo điều kiện kỹ thuật và điều kiện an toàn, và được chỉ dẫn trong thiết kế tổ chức thi công.
8.2.7 Chiều rộng lối đi giữa các chồng không nhỏ hơn 0,7m. Khoảng cách giữa các chồng kề nhau không nhỏ hơn 0,2 m.

Như vậy, vận chuyển và nâng hạ cừ chống thấm trong công trình thủy lợi được thực hiện như quy định trên.

Việc thi công cừ thử nghiệm trong công trình thủy lợi nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo tiết 8.3.1 tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:

Yêu cầu kỹ thuật thi công
...
8.3 Thi công thử nghiệm
8.3.1 Thi công cừ thử nghiệm nhằm kiểm tra lại điều kiện địa chất công trình, chất lượng cừ, độ thẳng và kín khít của khớp nối từ đó có phương án lựa chọn thiết bị và giải pháp thi công cho phù hợp.
8.3.2 Trong quá trình thi công thử nghiệm cần theo dõi và xác định các thông số như áp lực đóng, rung ép, xói nước...(tùy thuộc vào phương pháp hạ cừ), tốc độ hạ cừ, độ chối, áp lực lớn nhất để làm cơ sở cho việc thi công cừ đại trà.
8.3.3 Cừ thử nghiệm phải được thi công trên tuyến thiết kế. Cừ dùng để thử nghiệm kiểm tra được chọn trong số các đơn nguyên cừ chống thấm của công trình.
...
8.3.4 Số lượng cừ thử nghiệm do thiết kế quy định tùy theo mức độ quan trọng của công trình và sự phức tạp của điều kiện địa chất nền, loại cừ sử dụng và chất lượng sản xuất cừ tại hiện trường, thông thường chiếm 1% tổng số cừ nhưng tối thiểu phải thực hiện cho 03 thanh cừ liền nhau.
...

Theo đó, việc thi công cừ thử nghiệm trong công trình thủy lợi nhằm mục đích kiểm tra lại điều kiện địa chất công trình, chất lượng cừ, độ thẳng và kín khít của khớp nối từ đó có phương án lựa chọn thiết bị và giải pháp thi công cho phù hợp.

Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ áp dụng từ 01/8/2022? Vận hành công trình thủy lợi phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Pháp luật
Việc tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa vào đâu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong công trình thủy lợi gồm những gì? Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ gồm những gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8412:2020 quy định tài liệu cơ bản lập quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi?
Pháp luật
Khi tính toán kết cấu theo độ tin cậy của công trình thủy lợi phải bảo đảm những yêu cầu chung gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10396:2015 đưa ra yêu cầu chung về kỹ thuật trong thiết kế đập hỗn hợp đất đá của công trình thủy lợi như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
586 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào