Trước khi ngừng thi công công trường xây dựng cần phải thực hiện những việc gì để đảm bảo an toàn tại công trường?
Trước khi ngừng thi công công trường xây dựng cần phải thực hiện những việc gì để đảm bảo an toàn tại công trường?
Căn cứ theo tiết 2.1.12.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD quy định như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1 Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận
...
2.1.12 Công trình ngừng thi công
2.1.12.1 Trước khi ngừng thi công phải thực hiện quy định tại 2.1.11.1 và các quy định sau:
a) Thực hiện ngắt tất cả các nguồn cấp không cần thiết như điện, gas, nước, khí nén, nhiên liệu khác để cấp cho: Các dây dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống điện; máy, thiết bị thi công trong công trình, trên công trường;
CHÚ THÍCH 1: Phải thực hiện quy trình ngừng sử dụng đối máy, thiết bị thi công theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và các quy định có liên quan nêu trong quy chuẩn này.
CHÚ THÍCH 2: Đối với cần trục tháp, nếu thời gian ngừng thi công lớn hơn thời gian kiểm định an toàn định kỳ hoặc 12 tháng, phải tháo dỡ cần trục tháp hoặc hạ thấp xuống bằng chiều cao tự đứng và phải đảm bảo toàn bộ cần trục tháp nằm trong rào chắn công trường.
b) Thực hiện chống đỡ, che chắn các khu vực đã thi công có nguy cơ bị sụp đổ, hư hỏng khi có tác động của thiên tai hoặc điều kiện thời tiết nguy hiểm, cực đoan;
c) Thực hiện các công việc bảo vệ chống xâm nhập theo quy định tại 2.1.7.
...
Theo quy định trên, trước khi ngừng thi công công trường xây dựng phải thực hiện quy định tại 2.1.11.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD, cụ thể:
- Thu gom và lưu trữ ở nơi đảm bảo đối với các vật dễ bay khi có gió mạnh như thanh gỗ, ván gỗ, hộp hoặc thùng kim loại, cánh cửa và các vật dễ bay khác để không gây nguy hiểm cho người ở trong và ở khu vực lân cận công trường;
- Che chắn hoặc có biện pháp bảo vệ đối với các kết cấu chống đỡ tạm, giàn giáo (đặc biệt là khi chúng được lắp đặt ngoài trời), máy, thiết bị thi công, đường dây dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống điện, hệ thống chống sét, kho chứa các chất, hóa chất độc hại, nguy hiểm có thể phát tán ra môi trường;
- Biện pháp bảo vệ (nếu cần thiết) đối với đường đi, rào chắn, kết cấu móng đỡ máy, thiết bị và các đối tượng khác trên công trường có thể bị ảnh hưởng của lũ, lụt;
- Các biện pháp cần thiết khác để đảm bảo an toàn cho người ở công trường trước các tác động của bão, giông lốc, mưa do bão, mưa đá, lũ, lụt.
Và các quy định sau:
- Thực hiện ngắt tất cả các nguồn cấp không cần thiết như điện, gas, nước, khí nén, nhiên liệu khác để cấp cho: Các dây dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống điện; máy, thiết bị thi công trong công trình, trên công trường;
Phải thực hiện quy trình ngừng sử dụng đối máy, thiết bị thi công theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và các quy định có liên quan nêu trong quy chuẩn này.
Đối với cần trục tháp, nếu thời gian ngừng thi công lớn hơn thời gian kiểm định an toàn định kỳ hoặc 12 tháng, phải tháo dỡ cần trục tháp hoặc hạ thấp xuống bằng chiều cao tự đứng và phải đảm bảo toàn bộ cần trục tháp nằm trong rào chắn công trường.
- Thực hiện chống đỡ, che chắn các khu vực đã thi công có nguy cơ bị sụp đổ, hư hỏng khi có tác động của thiên tai hoặc điều kiện thời tiết nguy hiểm, cực đoan;
- Thực hiện các công việc bảo vệ chống xâm nhập theo quy định tại tiết 2.1.7 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD.
Công trình xây dựng ngừng thi công (Hình từ Internet)
Nhà thầu có trách nhiệm gì trước khi thi công lại công trường xây dựng ngừng thi công?
Căn cứ theo tiết 2.1.12.2 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD quy định như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1 Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận
...
2.1.12 Công trình ngừng thi công
...
2.1.12.2 Trước khi thi công lại, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, đánh giá các nguy cơ gây mất an toàn trên công trường (như lún, sạt lở đất, sụt mặt đất, hố đào, sự cố đường dây dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống điện và các yếu tố nguy hiểm khác), tình trạng của giàn giáo, KCCĐT, an toàn kết cấu theo quy định tại điểm a của 2.1.6.1, tình trạng các vật treo (hoặc neo) trên công trình và các hạng mục công việc khác nêu tại 2.1.11.1.
Như vậy, trước khi thi công lại công trường xây dựng ngừng thi công, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, đánh giá các nguy cơ gây mất an toàn trên công trường (như lún, sạt lở đất, sụt mặt đất, hố đào, sự cố đường dây dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống điện và các yếu tố nguy hiểm khác), tình trạng của giàn giáo, kết cấu chống đỡ tạm, an toàn kết cấu theo quy định tại điểm a của 2.1.6.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD, cụ thể:
2.1.6.1 Trước khi tiếp tục xây dựng công trình sau thời gian ngừng thi công hoặc thực hiện các công việc bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng, tháo dỡ hoặc phá dỡ công trình hiện hữu, phải thực hiện rà soát và có các biện pháp ĐBAT để ngăn ngừa sụp đổ một phần hoặc toàn bộ công trình, bao gồm:
a) Khảo sát, đánh giá an toàn kết cấu (đánh giá KNCL) của bộ phận công trình, công trình. Nếu kết quả đánh giá an toàn kết cấu cho thấy có nguy cơ sụp đổ thì phải thực hiện công việc chống đỡ tạm theo quy định tại 2.3;
CHÚ THÍCH 1: Đối với công trình được tiếp tục thi công sau khoảng thời gian ngừng thi công, chủ đầu tư, người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC), nhà thầu thiết kế và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm đánh giá an toàn kết cấu đối với các cấu kiện, bộ phận kết cấu, phần công trình đã hoàn thành của công trình. Căn cứ đánh giá dựa trên quan sát hiện trạng kết cấu, các tài liệu và hồ sơ quản lý chất lượng thi công và nghiệm thu, hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật và yêu cầu của thiết kế và các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm khác của phần công trình đã thi công.
CHÚ THÍCH 2: Đối với các công trình hiện hữu, công việc đánh giá an toàn kết cấu thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có) và các quy định có liên quan trong quy chuẩn này.
...
Đồng thời, kiểm tra tình trạng các vật treo (hoặc neo) trên công trình và các hạng mục công việc khác nêu tại 2.1.11.1 cụ thể trên.
Khi công trình xây dựng ngừng thi công, người lao động chỉ được phép tiếp tục làm việc khi nào?
Căn cứ theo tiết 2.1.12.3 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD quy định như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1 Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận
...
2.1.12 Công trình ngừng thi công
...
2.1.12.3 Người lao động chỉ được phép tiếp tục làm việc sau khi nhà thầu khẳng định bằng văn bản là đủ điều kiện ĐBAT để làm việc.
Theo đó, người lao động chỉ được phép tiếp tục làm việc sau khi nhà thầu khẳng định bằng văn bản là đủ điều kiện đảm bảo an toàn để làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại từ ngày 06/2/2025 theo Thông tư 86 như thế nào?
- Bài viết kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Bài viết cảm nhận về Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Quân nhân công tác 19 năm có được miễn môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh không? Đối tượng nào được tạm hoãn?
- Linh vật rắn các tỉnh 2025 mới nhất? Linh vật rắn 2025? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức ra sao?
- 3 chính sách thôi việc Viên chức được hưởng khi tinh giản biên chế chi tiết được tính thế nào?