Trước khi áp giải người vi phạm hành chính, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải giải thích cho họ những vấn đề gì?
- Trước khi áp giải người vi phạm hành chính, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải giải thích cho họ những vấn đề gì?
- Khi người vi phạm hành chính bị áp giải có hành vi chống đối thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải có được sử dụng vũ lực không?
- Biên bản giao, nhận người bị áp giải phải có chữ ký của ai?
Trước khi áp giải người vi phạm hành chính, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải giải thích cho họ những vấn đề gì?
Thủ tục áp giải người vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 142/2021/NĐ-CP như sau:
Thủ tục áp giải
1. Trước khi áp giải người vi phạm, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải giải thích cho người bị áp giải về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình bị áp giải theo quy định của pháp luật, giải đáp thắc mắc của người bị áp giải.
2. Trong khi áp giải, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải và cho người bị áp giải. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi áp dụng biện pháp áp giải phải bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định này.
3. Trường hợp người bị áp giải có dấu hiệu bỏ trốn hoặc có hành vi chống người thi hành công vụ, người đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải phải báo cáo ngay người có thẩm quyền để ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người đó.
...
Như vậy, theo quy định, trước khi áp giải người vi phạm hành chính, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải giải thích cho người bị áp giải về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình bị áp giải và giải đáp thắc mắc của người bị áp giải.
Trước khi áp giải người vi phạm hành chính, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải giải thích cho họ những vấn đề gì? (Hình từ Internet)
Khi người vi phạm hành chính bị áp giải có hành vi chống đối thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải có được sử dụng vũ lực không?
Trường hợp người vi phạm hành chính bị áp giải có hành vi chống đối được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 142/2021/NĐ-CP như sau:
Xử lý một số tình huống trong khi áp giải
1. Trường hợp người bị áp giải có hành vi chống đối; người bị áp giải là người chưa thành niên có hành vi chửi bới, lăng mạ nhưng không tấn công bằng vũ lực thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải giải thích quy định của pháp luật, yêu cầu họ chấp hành quyết định; trường hợp người bị áp giải có hành vi tấn công bằng vũ lực, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải có quyền sử dụng vũ lực, trói, khóa tay, chân, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để khống chế vô hiệu hóa hành vi chống đối của người bị áp giải.
2. Trường hợp người vi phạm bị áp giải bỏ trốn thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải yêu cầu những người có mặt phối hợp bắt giữ; trường hợp không bắt giữ ngay được đối tượng thì phải kịp thời báo cáo cho thủ trưởng đơn vị và liên hệ với chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc để có phương án truy tìm người vi phạm bỏ trốn; đồng thời, lập biên bản về việc người bị áp giải bỏ trốn, có chữ ký của người chứng kiến; nếu không có người chứng kiến phải ghi rõ lý do vào biên bản.
...
Như vậy, trong trường hợp người vi phạm hành chính bị áp giải có hành vi chống đối thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải có quyền sử dụng vũ lực, trói, khóa tay, chân, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để khống chế vô hiệu hóa hành vi chống đối của người bị áp giải.
Biên bản giao, nhận người bị áp giải phải có chữ ký của ai?
Biên bản giao, nhận người bị áp giải được quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 142/2021/NĐ-CP như sau:
Biên bản giao, nhận người bị áp giải
Biên bản giao, nhận người bị áp giải bao gồm các nội dung sau:
1. Thời gian, địa điểm lập biên bản.
2. Họ, tên, chức vụ, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bên giao, bên nhận; họ, tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân (nếu có) hoặc giấy tờ tùy thân khác của người có hành vi vi phạm bị áp giải; hành vi vi phạm; thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm; tình trạng sức khỏe, thái độ của người có hành vi vi phạm, tang vật, tài sản của họ (nếu có) và những tình tiết khác có liên quan đến việc áp giải người vi phạm; trường hợp có người làm chứng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người làm chứng.
3. Biên bản phải có chữ ký của bên giao, bên nhận áp giải và của người có hành vi vi phạm bị áp giải, người làm chứng (nếu có); người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính ký tên vào biên bản giao, nhận người vi phạm bị áp giải. Trường hợp người vi phạm bị áp giải, người làm chứng từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
...
Như vậy, theo quy định, biên bản giao, nhận người bị áp giải phải có chữ ký của:
- Bên giao, bên nhận áp giải;
- Người có hành vi vi phạm bị áp giải,
- Người làm chứng (nếu có);
- Người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Trường hợp người vi phạm hành chính bị áp giải, người làm chứng từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?