Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam có quyền cấp giấy chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm phần mềm không?
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam có chức năng gì?
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Hình từ Internet)
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1671/QĐ-BTTTT năm 2019 quy định về vị trí và chức năng của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam trực thuộc Cục An toàn thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:
Vị trí, chức năng
1. Thành lập Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam trực thuộc Cục An toàn thông tin trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam và Trung tâm Kiểm định an toàn thông tin.
2. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục An toàn thông tin, thực hiện chức năng là đầu mối kỹ thuật điều phối ứng cứu sự cố an toàn không gian mạng và kiểm định an toàn thông tin trên phạm vi toàn quốc; quản lý, vận hành các hệ thống số liệu, cơ sở dữ liệu, hệ thống kỹ thuật về điều phối ứng cứu sự cố, kiểm định và phòng, chống thư điện tử rác, tin nhắn rác phục vụ công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về an toàn thông tin; là đầu mối hợp tác quốc tế với các cơ quan, tổ chức có chức năng ứng cứu sự cố và kiểm định an toàn thông tin.
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật; có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội và các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Cybersecurity Emergency Response Teams/Coordination Center.
Tên viết tắt: VNCERT/CC.
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Cybersecurity Emergency Response Teams/Coordination Center. Tên viết tắt là VNCERT/CC). Là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục An toàn thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam thực hiện các chức năng sau:
+ Là đầu mối kỹ thuật điều phối ứng cứu sự cố an toàn không gian mạng và kiểm định an toàn thông tin trên phạm vi toàn quốc.
+ Quản lý, vận hành các hệ thống số liệu, cơ sở dữ liệu, hệ thống kỹ thuật về điều phối ứng cứu sự cố, kiểm định và phòng, chống thư điện tử rác, tin nhắn rác phục vụ công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về an toàn thông tin.
+ Là đầu mối hợp tác quốc tế với các cơ quan, tổ chức có chức năng ứng cứu sự cố và kiểm định an toàn thông tin.
Tổ chức bộ máy của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1671/QĐ-BTTTT năm 2019 quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam trực thuộc Cục An toàn thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Lãnh đạo:
Trung tâm có Giám đốc và các Phó giám đốc.
Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục An toàn thông tin và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc quản lý, điều hành các lĩnh vực hoạt động của Trung tâm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức bộ máy:
a) Các phòng:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Tư vấn, huấn luyện nghiệp vụ;
- Phòng Ứng cứu sự cố;
- Phòng Kiểm định;
- Phòng Nghiên cứu và Phát triển.
b) Các đơn vị trực thuộc:
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng.
Các Chi nhánh của Trung tâm có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các chi nhánh do Giám đốc Trung tâm xây dựng, trình Cục trưởng quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng và chi nhánh thuộc Trung tâm do Giám đốc Trung tâm quy định.
3. Vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc của Trung tâm do Giám đốc Trung tâm quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính được giao.
Tổ chức bộ máy của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam như sau:
- Các phòng:
+ Phòng Tổng hợp;
+ Phòng Tư vấn, huấn luyện nghiệp vụ;
+ Phòng Ứng cứu sự cố;
+ Phòng Kiểm định;
+ Phòng Nghiên cứu và Phát triển.
- Các đơn vị trực thuộc:
+ Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng.
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam có quyền cấp giấy chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm phần mềm không?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 1671/QĐ-BTTTT năm 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam trực thuộc Cục An toàn thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:
(1) Xây dựng, trình Cục trưởng Cục An toàn thông tin phê duyệt kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn, hàng năm của Trung tâm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
(2) Tham gia nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án và các hướng dẫn kỹ thuật về bảo đảm an toàn thông tin theo phân công của Cục trưởng.
(3) Điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin trên phạm vi toàn quốc; là đầu mối của Cục An toàn thông tin để phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin.
(4) Thực hiện kiểm định, đánh giá an toàn thông tin đối với sản phẩm phần cứng, phần mềm, hệ thống thông tin, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật.
(5) Cấp và thu hồi giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy đối với sản phẩm phần cứng, phần mềm, hệ thống thông tin, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật; thực hiện đánh giá hợp chuẩn, hợp quy về an toàn thông tin mạng phục vụ hoạt động quản lý nhà nước của Cục An toàn thông tin.
(6) Hướng dẫn, tổ chức và thực hiện hoạt động diễn tập, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin; tổ chức sự kiện, hội thảo, hội nghị về an toàn thông tin; cấp chứng nhận, chứng chỉ về an toàn thông tin, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
(7) Xây dựng, huấn luyện lực lượng ứng cứu sự cố an toàn thông tin. Thúc đẩy sự hình thành và phát triển các đội ứng cứu, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin trên cả nước. Tổ chức và điều hành hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.
(8) Hợp tác quốc tế với các tổ chức ứng cứu sự cố và kiểm định an toàn thông tin mạng; tham gia triển khai các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
(9) Quản lý, duy trì và phát triển hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác ứng cứu sự cố, đào tạo, diễn tập, kiểm định an toàn thông tin mạng và hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống, ngăn chặn thu điện tử rác, tin nhắn rác.
(10) Thực hiện thu thập, thống kê, báo cáo số liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu về ứng cứu sự cố, kiểm định an toàn thông tin và phòng, chống, ngăn chặn thư điện tử rác, tin nhắn rác.
(11) Tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng và công nghệ thông tin.
(12) Tổ chức cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công; được thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng và dịch vụ khác phù hợp chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật nhằm tạo thêm các nguồn thu để mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động và phát triển hoạt động sự nghiệp.
(13) Thực hiện nghiên cứu, phát triển, chuyển giao các công nghệ, kỹ thuật, giải pháp về an toàn thông tin mạng.
(14) Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí, các nguồn tài trợ và kinh phí hợp pháp khác cho các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
(15) Thực hiện quản lý tổ chức bộ máy, viên chức, lao động, tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật và phân cấp của Cục trưởng.
(16) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục An toàn thông tin giao.
Như vậy, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam có quyền cấp và thu hồi các loại giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy đối với sản phẩm phần cứng, phần mềm, hệ thống thông tin, hệ thống quản lý, vận hành an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?