Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn có được đại diện bảo vệ quyền lợi cho đối tượng tư vấn trước các cơ quan tiến hành tố tụng không?
- Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn do những cơ quan nào thành lập?
- Trung tâm tư vấn pháp luật của Công đoàn được thành lập và đặt chi nhánh của Trung tâm tại những nơi nào?
- Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn có được đại diện bảo vệ quyền lợi cho đối tượng tư vấn trước các cơ quan tiến hành tố tụng không?
Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn do những cơ quan nào thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn như sau:
Thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn
1. Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn do Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, có đủ điều kiện thành lập theo quy định của Quy định này.
2. Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn:
Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật trở lên đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP. Trong đó, ít nhất phải có một tư vấn viên là cán bộ công đoàn chuyên trách; số còn lại là cán bộ công đoàn của cấp công đoàn ra quyết định thành lập phân công hoạt động kiêm nhiệm tại Trung tâm; hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
Có trụ sở làm việc, giao dịch của Trung tâm tư vấn pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn:
Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm Giám đốc Trung tâm, tư vấn viên pháp luật và các nhân viên khác. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện hoạt động cụ thể của Trung tâm, Công đoàn cấp ra quyết định thành lập Trung tâm có thể bổ nhiệm thêm chức danh Phó giám đốc, một số bộ phận giúp việc, thành lập và đặt chi nhánh của Trung tâm theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Quy định này.
Như vậy, theo quy định thì Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn do những đơn vị có đủ điều kiện thành lập bao gồm:
(1) Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố,
(2) Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn do những cơ quan nào thành lập? (Hình từ Internet)
Trung tâm tư vấn pháp luật của Công đoàn được thành lập và đặt chi nhánh của Trung tâm tại những nơi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn như sau:
Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn
1. Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn thuộc Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn được thành lập và đặt chi nhánh tư vấn pháp luật của Trung tâm ở những nơi đông công nhân lao động, quan hệ lao động phức tạp, phát sinh thường xuyên yêu cầu tư vấn pháp luật. Quyết định thành lập Chi nhánh tư vấn pháp luật phải được Ban Thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chấp thuận.
2. Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật phải có ít nhất một tư vấn viên là cán bộ công đoàn hoạt động chuyên trách hoặc một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho chi nhánh.
Như vậy, theo quy định, Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn được thành lập và đặt chi nhánh tư vấn pháp luật của Trung tâm ở những nơi đông công nhân lao động, quan hệ lao động phức tạp, phát sinh thường xuyên yêu cầu tư vấn pháp luật.
Lưu ý: Quyết định thành lập Chi nhánh tư vấn pháp luật phải được Ban Thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chấp thuận.
Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn có được đại diện bảo vệ quyền lợi cho đối tượng tư vấn trước các cơ quan tiến hành tố tụng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định phạm vi tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý của Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn như sau:
Phạm vi tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý của Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn
1. Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý theo quy định lại Mục 2, Chương II của Quy định này; đồng thời có trách nhiệm tham gia các hoạt động về xây dựng chính sách, pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật; kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thi hành pháp luật; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; giải quyết tranh chấp lao động, đình công theo sự phân công của cấp Công đoàn ra quyết định thành lập.
2. Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn đại diện theo ủy quyền của đối tượng được tư vấn thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, kể cả trường hợp đại diện bảo vệ quyền lợi cho đối tượng tư vấn trước các cơ quan tiến hành tố tụng; Đại diện theo ủy quyền của cấp công đoàn ra quyết định thành lập bảo vệ quyền lợi cho đối tượng được tư vấn trước các cơ quan tiến hành tố tụng với danh nghĩa của cấp Công đoàn ủy quyền.
Như vậy, theo quy định thì Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn được đại diện theo ủy quyền của đối tượng được tư vấn thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, kể cả trường hợp đại diện bảo vệ quyền lợi cho đối tượng tư vấn trước các cơ quan tiến hành tố tụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?