Trung tâm tin học có trách nhiệm khóa tài khoản định danh của Kiểm toán nhà nước trong những trường hợp nào?
- Trung tâm tin học có trách nhiệm khóa tài khoản định danh của Kiểm toán nhà nước trong những trường hợp nào?
- Trung tâm tin học có trách nhiệm phải tổ chức sao lưu dữ liệu liên quan đến tài khoản định danh định kỳ hay không?
- Trung tâm Tin học chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng những tài khoản định danh nào của Kiểm toán nhà nước?
Trung tâm tin học có trách nhiệm khóa tài khoản định danh của Kiểm toán nhà nước trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Quy chế Quản lý và sử dụng tài khoản định danh của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1152/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Điều kiện, trình tự thực hiện khóa, mở khóa tài khoản định danh
1. Khóa tài khoản định danh
a) Tài khoản định danh sẽ bị khóa bởi một trong những trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
- 30 ngày liên tục không truy cập.
- Phát hiện hoặc nghi ngờ tài khoản định danh bị sử dụng bất hợp pháp.
b) Trình tự khóa tài khoản định danh
- Đối với việc khóa tài khoản định danh theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền: đơn vị, tổ chức có văn bản đề nghị khóa tài khoản định danh và gửi đến Trung tâm Tin học theo mẫu tại Phụ lục 04 của Quy chế này. Ngay sau khi nhận được yêu cầu hợp lệ, Trung tâm Tin học có trách nhiệm khóa tài khoản định danh và thông báo cho đơn vị và người dùng.
- Hệ thống sẽ tự động khóa tài khoản định danh khi người dùng không truy cập vào hệ thống liên tục trong 30 ngày. Ngay sau khi hệ thống khóa tài khoản định danh, Trung tâm Tin học có trách nhiệm thông báo cho đơn vị và người dùng.
- Trung tâm Tin học thực hiện khóa tài khoản định danh khi phát hiện hoặc nghi ngờ tài khoản định danh bị sử dụng bất hợp pháp và có trách nhiệm thông báo cho đơn vị và người dùng.
...
Như vậy, theo quy định thì Trung tâm tin học sẽ thực hiện khóa tài khoản định danh trong các trường hợp sau đây:
(1) Khóa tài khoản định danh theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền:
Đơn vị, tổ chức có văn bản đề nghị khóa tài khoản định danh và gửi đến Trung tâm Tin học. Ngay sau khi nhận được yêu cầu hợp lệ, Trung tâm Tin học có trách nhiệm khóa tài khoản định danh và thông báo cho đơn vị và người dùng.
(2) Trung tâm Tin học thực hiện khóa tài khoản định danh khi phát hiện hoặc nghi ngờ tài khoản định danh bị sử dụng bất hợp pháp và có trách nhiệm thông báo cho đơn vị và người dùng.
Trung tâm tin học có trách nhiệm khóa tài khoản định danh của Kiểm toán nhà nước trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trung tâm tin học có trách nhiệm phải tổ chức sao lưu dữ liệu liên quan đến tài khoản định danh định kỳ hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Quy chế Quản lý và sử dụng tài khoản định danh của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1152/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Trách nhiệm của Trung tâm Tin học
1. Đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn, liên tục của tài khoản định danh.
2. Quản lý, thực hiện việc cấp mới, thu hồi, khóa, mở khóa, thay đổi thông tin, cấp lại mật khẩu tài khoản định danh theo Quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 của Quy chế này.
3. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng liên quan đến việc sử dụng tài khoản định danh.
4. Định kỳ 06 tháng, thực hiện rà soát, đánh giá và thực hiện điều chỉnh, thiết lập chính sách quản lý tài khoản định danh (nếu cần thiết).
5. Tiếp nhận, hỗ trợ người dùng xử lý vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng tài khoản định danh.
6. Tổ chức thực hiện khắc phục sự cố; định kỳ tổ chức sao lưu dữ liệu liên quan đến tài khoản định danh.
Theo đó, Trung tâm tin học có trách nhiệm phải định kỳ tổ chức sao lưu dữ liệu liên quan đến tài khoản định danh.
Ngoài ra, định kỳ 06 tháng phải thực hiện rà soát, đánh giá và thực hiện điều chỉnh, thiết lập chính sách quản lý tài khoản định danh (nếu cần thiết).
Trung tâm Tin học chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng những tài khoản định danh nào của Kiểm toán nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy chế Quản lý và sử dụng tài khoản định danh của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1152/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Quản lý tài khoản định danh
1. Mỗi người dùng là cá nhân được cấp 01 tài khoản định danh cá nhân để sử dụng, khai thác hệ thống công nghệ thông tin của Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản định danh của mình theo đúng quy định của pháp luật và Kiểm toán nhà nước. Thông tin tài khoản định danh cá nhân được đồng bộ với thông tin cán bộ được lưu trữ trên phần mềm Quản lý cán bộ của Kiểm toán nhà nước.
2. Mỗi đơn vị, tổ chức trực thuộc Kiểm toán nhà nước (bao gồm đơn vị cấp phòng) được cấp 01 tài khoản định danh tổ chức để sử dụng hệ thống thư điện tử của Kiểm toán nhà nước. Thủ trưởng đơn vị, người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng tài khoản định danh tổ chức theo đúng quy định của pháp luật và Kiểm toán nhà nước.
3. Tài khoản định danh của bên thứ ba được cấp khi có yêu cầu hợp lệ của các cấp có thẩm quyền. Các tổ chức, cá nhân được cấp tài khoản định danh chịu trách nhiệm quản lý, bảo mật tài khoản định danh theo quy định của pháp luật và Kiểm toán nhà nước.
4. Trung tâm Tin học chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng tài khoản quản trị phần mềm, tài khoản đặc quyền theo các quy định của Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, Trung tâm Tin học chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng tài khoản quản trị phần mềm, tài khoản đặc quyền theo các quy định của Kiểm toán nhà nước. Các tài khoản này được dùng để quản trị, vận hành, giám sát, sao lưu phục hồi dữ liệu, xử lý sự cố nhằm duy trì hoạt động an toàn, ổn định của hệ thống công nghệ thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài nhưng hình thức học trực tuyến thì có được công nhận để sử dụng chứng chỉ tại Việt Nam?
- Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp? Tải về file word mẫu biên bản định giá?
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?