Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 được đặt trụ sở ở đâu? Có được tham gia xây dựng nghiên cứu các văn bản quy định về quản lý tần số vô tuyến điện không?
- Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 được đặt trụ sở ở đâu?
- Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 có được tham gia xây dựng nghiên cứu các văn bản quy định về quản lý tần số vô tuyến điện không?
- Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 chịu trách nhiệm trước ai về các nhiệm vụ được giao?
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 được đặt trụ sở ở đâu?
Trụ sở của Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 được quy định tại Điều 1 Quyết định 2386/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 05/12/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực IV là tổ chức thuộc Cục Tần số vô tuyến điện, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện trên địa bàn 10 tỉnh, thành phố: An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực IV có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Cần Thơ.
Theo quy định trên, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 thuộc Cục Tần số vô tuyến điện và có trụ sở chính đặt tại thành phố Cần Thơ.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 773/QĐ-BTTTT năm 2018 (Hết hiệu lực từ 05/12/2023), có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực IV là đơn vị thuộc Cục Tần số vô tuyến điện thực hiện chức năng giúp Cục trưởng thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện trên địa bàn 10 tỉnh, thành phố: An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long.
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực IV có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở đặt tại thành phố Cần Thơ.
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 được đặt trụ sở tại thành phố Cần Thơ.
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 (Hình từ Internet)
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 có được tham gia xây dựng nghiên cứu các văn bản quy định về quản lý tần số vô tuyến điện không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 2386/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 05/12/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án, kế hoạch và các văn bản khác về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh, hoạt động truyền dẫn, phát sóng theo quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông trên địa bàn quản lý của Trung tâm theo phân công của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện trên địa bàn quản lý của Trung tâm theo hướng dẫn của Cục.
c) Cấp, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, tiếp nhận hồ sơ và giao giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật và phân công của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện.
...
k) Chủ trì, phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ quản lý tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh trên địa bàn quản lý của Trung tâm theo phân công của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện.
l) Thực hiện thu các khoản phí, lệ phí tần số vô tuyến điện và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật và phân công của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện.
m) Tham gia nghiên cứu xây dựng các văn bản về quản lý tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh theo phân công của Cục trưởng.
...
Theo quy định trên, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 được tham gia nghiên cứu xây dựng các văn bản về quản lý tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh theo phân công của Cục trưởng.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ tại khoản 11 Điều 2 Quyết định 773/QĐ-BTTTT năm 2018 (Hết hiệu lực từ 05/12/2023), có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
3. Tiếp nhận, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; thực hiện nhiệm vụ về ấn định tần số, cấp giấy phép và giao giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm soát trên địa bàn quản lý của Trung tâm việc phát sóng vô tuyến điện của các đài phát trong nước, các đài nước ngoài phát sóng đến Việt Nam thuộc các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
5. Đo các thông số kỹ thuật của các đài phát sóng thuộc các nghiệp vụ vô tuyến điện và các nguồn phát sóng vô tuyến điện khác để phục vụ cho công tác quản lý tần số, quỹ đạo vệ tinh và an toàn bức xạ vô tuyến điện.
6. Kiểm tra hoạt động và các loại giấy phép, chứng chỉ có liên quan đối với các thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên tàu bay, tàu biển và các phương tiện giao thông khác của nước ngoài vào, trú đậu tại các cảng hàng không, cảng biển, bến bãi trên địa bàn quản lý của Trung tâm.
7. Tham gia các chương trình kiểm soát phát sóng vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh, các hoạt động về kỹ thuật nghiệp vụ của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và các tổ chức quốc tế liên quan khác theo phân công của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện.
8. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và an toàn bức xạ vô tuyến điện theo quy định của pháp luật.
9. Xác định nguồn nhiễu và xử lý nhiễu có hại theo quy định của pháp luật; tạm thời đình chỉ hoạt động của máy phát vô tuyến điện của các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định sử dụng tần số vô tuyến điện, gây nhiễu có hại theo phân công của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện; lập hồ sơ để Cục Tần số vô tuyến điện khiếu nại nhiễu có hại do nước ngoài gây ra cho các nghiệp vụ vô tuyến điện của Việt Nam hoạt động trên địa bàn quản lý của Trung tâm theo quy định quốc tế.
10. Phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xác định và xử lý nhiễu, xử lý vi phạm về sử dụng tần số vô tuyến điện liên quan đến quốc phòng, an ninh theo phân công của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện.
11. Tham gia nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về quản lý tần số vô tuyến điện.
12. Thực hiện thu các khoản phí, lệ phí tần số vô tuyến điện và các khoản thu khác theo phân công của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện.
13. Quản lý về tổ chức bộ máy, công chức và người lao động, tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Cục Tần số vô tuyến điện.
14. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 được quyền tham gia xây dựng nghiên cứu các văn bản quy định về quản lý tần số vô tuyến điện.
Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 chịu trách nhiệm trước ai về các nhiệm vụ được giao?
Trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 được quy định khoản 1 Điều 3 Quyết định 2386/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 05/12/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Trung tâm:
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực IV có Giám đốc và các Phó Giám đốc.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Trung tâm được phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Tổ chức bộ máy:
- Phòng Hành chính - Nghiệp vụ;
- Phòng Kiểm tra - Xử lý;
- Đài Kiểm soát vô tuyến điện.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Trung tâm do Giám đốc Trung tâm xây dựng trình Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện quyết định.
3. Biên chế:
Biên chế công chức của Trung tâm do Giám đốc xây dựng trình Cục trưởng quyết định trên cơ sở chỉ tiêu biên chế của Cục được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao.
Theo quy định trên, Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Trước đây, vấn đề này được quy định như sau:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 773/QĐ-BTTTT năm 2018 (Hết hiệu lực từ 05/12/2023), có quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Lãnh đạo Trung tâm
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực IV có Giám đốc và các Phó Giám đốc.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?