Trung tâm ngoại ngữ của người nước ngoài có vị trí pháp lý như thế nào? Tên riêng của trung tâm có được trùng với tên riêng của trung tâm khác không?
Trung tâm ngoại ngữ của người nước ngoài có vị trí pháp lý như thế nào?
Trung tâm ngoại ngữ của người nước ngoài có vị trí pháp lý được quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT như sau:
Vị trí pháp lí của trung tâm ngoại ngữ, tin học
Trung tâm ngoại ngữ, tin học là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm:
1. Trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập do Nhà nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài Khoản riêng.
2. Trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục do tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài Khoản riêng.
3. Trung tâm ngoại ngữ, tin học có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn để thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, được phép sử dụng con dấu và tài Khoản riêng.
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm ngoại ngữ do người nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn để thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, được phép sử dụng con dấu và tài Khoản riêng.
Trung tâm ngoại ngữ (Hình từ Internet)
Tên riêng của trung tâm ngoại ngữ có được trùng với tên riêng của trung tâm khác không?
Tên riêng của trung tâm ngoại ngữ có được trùng với tên riêng của trung tâm khác không, thì theo quy định điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT như sau:
Thủ tục thành lập, cho phép thành lập, hoạt động, sáp nhập, chia tách, đình chỉ, giải thể và tên gọi của trung tâm ngoại ngữ, tin học
1. Thủ tục thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học; thủ tục để trung tâm hoạt động; thủ tục sáp nhập, chia tách, đình chỉ, giải thể trung tâm thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Tên của trung tâm ngoại ngữ, tin học được đặt theo nguyên tắc sau:
a) Trung tâm ngoại ngữ, tin học + Tên riêng;
b) Tên riêng của trung tâm không được trùng với tên riêng của trung tâm đã thành lập trước đó; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
2. Trung tâm ngoại ngữ, tin học có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.
3. Tên của trung tâm ngoại ngữ, tin học được ghi trên quyết định thành lập trung tâm, con dấu, biển hiệu và các giấy tờ giao dịch của trung tâm.
Như vậy, theo quy định trên thì tên riêng của trung tâm ngoại ngữ không được trùng với tên riêng của trung tâm đã thành lập trước đó.
Người nước ngoài muốn dạy ở trung tâm ngoại ngữ thì có bắt buộc phải có bằng đại học sư phạm ngoại ngữ không?
Người nước ngoài muốn dạy ở trung tâm ngoại ngữ thì có bắt buộc phải có bằng đại học sư phạm ngoại ngữ không, thì theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 18 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT như sau:
Vị trí và tiêu chuẩn của giáo viên
1. Giáo viên của trung tâm ngoại ngữ, tin học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người bản ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể), người nước ngoài.
2. Giáo viên là người Việt Nam đủ Điều kiện dạy tin học khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cao đẳng sư phạm tin học trở lên;
b) Có bằng cao đẳng tin học trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
3. Giáo viên là người Việt Nam đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
b) Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
4. Giáo viên là người nước ngoài dạy tin học: Có bằng cao đẳng tin học trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy tin học phù hợp.
5. Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể): Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
6. Giáo viên là người nước ngoài đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
b) Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;
c) Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
Theo quy định trên thì giáo viên người nước ngoài dạy ở trung tâm ngoại ngữ là có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên.
Như vậy, thì người nước ngoài muốn dạy ở trung tâm ngoại ngữ thì không bắt buộc phải có phải có bằng đại học sư phạm ngoại ngữ mà chỉ cần có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?