Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm có tư cách pháp nhân hay không? Trung tâm có chi nhánh hay không?
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm có tư cách pháp nhân hay không?
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm được quy định tại Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 565/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Vị trí và chức năng
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Trung tâm có trụ sở chính tại Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: The Insurance Research and Training Center (IRTC).
Theo đó, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm (Hình từ Internet)
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm có chi nhánh hay không?
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 565/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm:
a) Phòng Nghiên cứu khoa học;
b) Phòng Đào tạo;
c) Phòng Hành chính - Tài vụ - Quản trị;
d) Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh;
đ) Chi nhánh Miền Trung (tại Thành phố Đà Nẵng).
Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng và Chi nhánh do Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm quy định.
Theo đó, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm có 2 chi nhánh, đó là:
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Chi nhánh Miền Trung (tại Thành phố Đà Nẵng).
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm được quy định tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 565/QĐ-BTC năm 2019 (được sửa đổi bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Quyết định 98/QĐ-BTC năm 2020) như sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn, trung hạn và hàng năm của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm phê duyệt.
- Tổ chức hội thảo khoa học, thông tin - tư liệu khoa học về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước; phối hợp với các đơn vị thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm và các đơn vị liên quan triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào hoạt động của thị trường bảo hiểm.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ nghiên cứu khoa học hoặc tư vấn nghiên cứu khoa học về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sau khi được Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phê duyệt.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính theo chương trình, kế hoạch được Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phê duyệt.
- Tổ chức đào tạo cho cán bộ quản lý, nhân viên, đại lý bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và chương trình đào tạo được Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phê duyệt.
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, tổ chức và cá nhân có nhu cầu.
- Tổ chức thi cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm; tổ chức thi, cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm; tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho học viên đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Biên soạn, biên dịch, xuất bản các tài liệu, giáo trình và các ấn phẩm khác phục vụ việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm trình Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phê duyệt.
- Hợp tác với các trường, các tổ chức, các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo trong và ngoài nước phục vụ việc nghiên cứu, đào tạo và nâng cao trình độ kiến thức về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Được thu các khoản phí đào tạo, phí thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm, phí thi, cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm; phí cung cấp dịch vụ nghiên cứu khoa học hoặc tư vấn nghiên cứu khoa học về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm; phí cung cấp các tài liệu, giáo trình, ấn phẩm khác phục vụ việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy, đào tạo về bảo hiểm; thu từ các hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản hỗ trợ, tài trợ nhằm mục đích phát triển nguồn nhân lực cho thị trường bảo hiểm và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Được chi các khoản chi đặc thù phục vụ cho hoạt động chuyên môn: Làm đề thi; xây dựng hoặc thuê cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác thi; hoạt động nghiên cứu; thu thập, tổng hợp thông tin, phân tích dữ liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu; biên soạn giáo trình và các khoản chi thường xuyên, không thường xuyên thuộc chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định của pháp luật và của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?