Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên bao gồm những trung tâm nào? Điều kiện thành lập trung tâm như thế nào?
Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên bao gồm những trung tâm nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Nghị định 125/2024/NĐ-CP như sau:
Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên
1. Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Điều 42 của Luật Giáo dục.
2. Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên gồm: Trung tâm ngoại ngữ, tin học; trung tâm ngôn ngữ và văn hóa; trung tâm giáo dục kỹ năng sống; trung tâm bồi dưỡng kiến thức, văn hóa, nghệ thuật và các trung tâm khác thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống đáp ứng nhu cầu người học.
Như vậy, Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên gồm:
- Trung tâm ngoại ngữ, tin học;
- Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa;
- Trung tâm giáo dục kỹ năng sống;
- Trung tâm bồi dưỡng kiến thức, văn hóa, nghệ thuật
- Các trung tâm khác thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống đáp ứng nhu cầu người học.
Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên bao gồm những trung tâm nào? Điều kiện thành lập trung tâm như thế nào? (hình từ internet)
Điều kiện thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên như thế nào?
Theo Điều 43 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên tư thục như sau:
- Có địa điểm, cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm.
- Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của từng chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.
Ai có thẩm quyền thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên?
Theo Điều 44 Nghị định 125/2024/NĐ-CP như sau:
Thủ tục thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên tư thục
1. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập:
a) Hội đồng đại học, học viện; hội đồng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm quyết định thành lập trung tâm trong khuôn viên nhà trường;
b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các trung tâm trực thuộc; cho phép thành lập các trung tâm trực thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên nhà trường; cho phép thành lập các trung tâm theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.
...
Như vậy, Hội đồng đại học, học viện; hội đồng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm quyết định thành lập trung tâm trong khuôn viên nhà trường;
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trung tâm trực thuộc; cho phép thành lập các trung tâm trực thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên nhà trường; cho phép thành lập các trung tâm theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.
Lưu ý: hồ sơ thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP ); Tải về
- Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP); Tải về
- Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trung tâm;
- Đối với trung tâm trực thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên nhà trường và trung tâm do tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư thành lập trung tâm, bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đề nghị thành lập trung tâm;
- Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm; tổ chức, bộ máy của trung tâm;
+ Tổ chức hoạt động giáo dục trong trung tâm;
+ Nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và người học;
+ Tài chính và tài sản của trung tâm;
+ Các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của trung tâm.
* Trình tự thực hiện thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên:
- Nhà trường, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm;
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trung tâm; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 43 Nghị định 125/2024/NĐ-CP;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;
Nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.
Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tải về










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 09/2025/TT-BCT quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, phương pháp xác định, phê duyệt khung giá phát điện?
- Thông tư 11/2025/TT-BCT quy định phương pháp xác định và trình tự, thủ tục phê duyệt giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện?
- Tinh gọn bộ máy công an địa phương: Lực lượng công an nhân dân có phẩm chất, năng lực nổi trội được trọng dụng theo Nghị định 178 gồm những ai?
- Năm 2025, chạy quá tốc độ 5-10km phạt bao nhiêu theo Nghị định 168? Mức phạt quá tốc độ 5-10km đối với ô tô, xe máy?
- Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 177: Cán bộ được trợ cấp mấy tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi?