Trung tâm Internet Việt Nam có phải đơn vị sự nghiệp công lập không? Lãnh đạo Trung tâm gồm những ai?
Trung tâm Internet Việt Nam có phải đơn vị sự nghiệp công lập không?
Vị trí của Trung tâm Internet Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 1756/QĐ-BTTTT năm 2017 như sau:
Vị trí, chức năng
Trung tâm Internet Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng quản lý (bao gồm: đăng ký, cấp, phân bổ, ngừng, tạm ngừng, thu hồi) và thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên Internet ở Việt Nam; thiết lập, quản lý và khai thác Hệ thống DNS quốc gia, Trạm trung chuyển Internet quốc gia.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Internet Network Information Center (viết tắt là: VNNIC).
Trung tâm Internet Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Trung tâm Internet Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trung tâm Internet Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Trung tâm Internet Việt Nam là gì?
Trung tâm Internet Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định 1756/QĐ-BTTTT năm 2017 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Thực hiện việc cấp, phân bổ, ngừng, tạm ngừng, thu hồi địa chỉ (IP) và số hiệu mạng (ASN) ở cấp quốc gia; Kiểm tra, giám sát việc cấp, đăng ký, sử dụng địa chỉ IP, số hiệu mạng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động Internet.
2. Tổ chức việc đăng ký sử dụng và thực hiện việc ngừng, tạm ngừng, thu hồi tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và các tên miền khác được tổ chức Internet quốc tế phân bổ cho Việt Nam thông qua Trung tâm Internet Việt Nam.
3. Thiết lập, quản lý và vận hành hệ thống máy chủ tên miền (DNS) quốc gia. Trạm trung chuyển Internet quốc gia; tham gia khai thác các công nghệ liên quan đến tài nguyên Internet và giao thức IP.
4. Xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt quy hoạch tài nguyên Internet, kế hoạch phát triển, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
5. Lựa chọn, ký kết hợp đồng với các nhà đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”; thúc đẩy phát triển việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.
6. Nghiên cứu, đề xuất và phối hợp với các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên Internet, về cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trên phạm vi cả nước.
7. Đại diện cho Bộ Thông tin và Truyền thông tham gia các hoạt động của các tổ chức Internet quốc tế liên quan đến tài nguyên Internet theo phân công, ủy quyền của Bộ trưởng.
8. Tiếp nhận báo cáo, quản lý thông tin tên miền và giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì và sử dụng các tên miền thuộc quyền quản lý của Việt Nam.
9. Thu thập, phân tích, đánh giá, công bố các thông tin, số liệu đăng ký, sử dụng tài nguyên Internet; các thông tin, số liệu truy vấn qua các hệ thống mạng DNS, Trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX và các hệ thống kỹ thuật do Trung tâm Internet Việt Nam quản lý theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
10. Thu, quản lý và sử dụng phí và lệ phí về đăng ký, sử dụng tài nguyên Internet theo quy định của pháp luật.
11. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về tài nguyên Internet theo phân công của Bộ trưởng.
12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong khai thác dự phòng hệ thống cho tên miền quốc gia; đăng ký và duy trì tài nguyên Internet Việt Nam với các tổ chức quốc tế; quảng bá về Internet Việt Nam.
13. Phối hợp tổ chức thực thi, giám sát kết quả thực hiện các yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với các Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam, các doanh nghiệp viễn thông, Internet nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc phát tán các trang tin sử dụng tên miền quốc tế vi phạm quy định của Việt Nam về quản lý trang thông tin điện tử.
14. Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ trong công tác quản lý đối với hoạt động của các hội và các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực Internet.
15. Bảo đảm an toàn, bảo mật cho hệ thống DNS quốc gia, Trạm trung chuyển Internet quốc gia.
16. Cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài nguyên Internet, công nghệ thông tin và tham gia các hoạt động có liên quan phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Internet Việt Nam theo quy định của pháp luật.
17. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm Internet Việt Nam.
18. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.
Theo đó, Trung tâm Internet Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Lãnh đạo Trung tâm Internet Việt Nam gồm những ai?
Thành viên lãnh đạo Trung tâm Internet Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1756/QĐ-BTTTT năm 2017 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Trung tâm
Trung tâm Internet Việt Nam có Giám đốc, các Phó giám đốc.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành các mặt công tác của Trung tâm Internet Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Như vậy, lãnh đạo Trung tâm Internet Việt Nam gồm Giám đốc, các Phó giám đốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán là gì? Nguyên tắc kế toán theo quy định của Luật Kế toán? Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán?
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là gì? Thuộc nhóm đất nào? Sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản như thế nào?
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?