Trung tâm Hội nghị Quốc gia là địa điểm tổ chức những sự kiện gì và có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Trung tâm Hội nghị Quốc gia là địa điểm tổ chức những sự kiện gì?
Trung tâm Hội nghị Quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1275/QĐ-TTg năm 2011 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Trung tâm Hội nghị Quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ; là địa điểm tổ chức các sự kiện chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước, các hoạt động ngoại giao, các cuộc họp, hội nghị trong nước, quốc tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các hội nghị và hoạt động khác của các cơ quan Đảng, Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương.
2. Trung tâm Hội nghị Quốc gia là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là National Convention Centre (viết tắt là NCC).
Theo đó, Trung tâm Hội nghị Quốc gia là địa điểm tổ chức các sự kiện chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước, các hoạt động ngoại giao, các cuộc họp, hội nghị trong nước, quốc tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các hội nghị và hoạt động khác của các cơ quan Đảng, Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hình từ Internet)
Trung tâm Hội nghị Quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Hội nghị Quốc gia được quy định tại Điều 2 Quyết định 1275/QĐ-TTg năm 2011 như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch, dự án, đề án quan trọng của Trung tâm Hội nghị Quốc gia và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan biên soạn các quy trình về tổ chức Hội nghị của Đảng, Nhà nước, các Hội nghị trong nước và quốc tế được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
- Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan bảo đảm bí mật, an ninh, an toàn cho các hoạt động của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước được tổ chức tại Tnmg tâm Hội nghị Quốc gia.
- Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng Quy chế hoạt động và chế độ quản lý tài chính của Trung tâm trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký ban hành.
- Tổ chức phục vụ các hoạt động đi lại, ăn nghỉ, hội họp tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đối với khách trong nước và quốc tế; cung cấp các dịch vụ có liên quan đến các hoạt động trên theo quy định của pháp luật.
- Được tận dụng cơ sở vật chất, lao động để hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ ăn nghỉ cho khách trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và thực hiện các hoạt động dịch vụ có thu theo quy chế quản lý tài chính phù hợp với các quy định của pháp luật, nhằm sử dụng có hiệu quả và tái đầu tư cơ sở vật chất hiện có theo nguyên tắc không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị được giao của Trung tâm.
- Phối hợp, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ về tổ chức Hội nghị, hội thảo đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Quản lý, thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng được giao theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong việc bảo đảm nâng cấp, chống xuống cấp các hệ thống xây lắp và trang thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
- Thực hiện hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng địch vụ và chất lượng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực hoạt động được giao theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật theo quy định đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc Trung tâm.
- Quản lý, sử dụng tài sản được giao; kinh phí được cấp và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác khi được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia có những chức danh lãnh đạo nào?
Lãnh đạo Trung tâm Hội nghị Quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1275/QĐ-TTg năm 2011 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Trung tâm Hội nghị Quốc gia có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc; trường hợp cần thiết Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định bổ sung số lượng Phó Giám đốc của Trung tâm.
Giám đốc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Trung tâm Hội nghị Quốc gia và được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 1,25.
Các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm và trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công.
...
Theo đó, Trung tâm Hội nghị Quốc gia có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc; trường hợp cần thiết Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định bổ sung số lượng Phó Giám đốc của Trung tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?