Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được tổ chức phát hiện sớm như thế nào theo quy định?
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tổ chức phát hiện sớm như thế nào?
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tổ chức phát hiện sớm được quy định tại tại khoản 1 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT như sau:
Phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm
1. Trung tâm tổ chức phát hiện sớm thông qua đánh giá, phân loại nhu cầu giáo dục từ đó tư vấn hoặc đưa ra kế hoạch can thiệp giáo dục sớm cho trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật.
2. Trung tâm tổ chức can thiệp giáo dục sớm cho trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật theo kế hoạch đã được xây dựng.
3. Hằng năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm trên địa bàn được giao phụ trách, trình sở giáo dục và đào tạo phê duyệt đối với Trung tâm công lập, báo cáo sở giáo dục và đào tạo đối với Trung tâm tư thục để tổ chức thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tổ chức phát hiện sớm thông qua đánh giá, phân loại nhu cầu giáo dục từ đó tư vấn hoặc đưa ra kế hoạch can thiệp giáo dục sớm cho trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tổ chức phát hiện sớm như thế nào? (Hình từ Internet)
Kế hoạch giáo dục của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được xây dựng dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT như sau:
Hoạt động dạy học và giáo dục tại Trung tâm
1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp có không quá 12 học sinh. Việc sắp xếp lớp học cho học sinh trên cơ sở xác định khả năng, nhu cầu và kết quả giáo dục trong năm học trước của học sinh (nếu có).
2. Trung tâm tổ chức dạy học và giáo dục theo kế hoạch giáo dục của Trung tâm:
a) Kế hoạch giáo dục của Trung tâm là kế hoạch tổ chức dạy học và giáo dục cho học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt.
b) Kế hoạch giáo dục của Trung tâm được xây dựng trên cơ sở triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù phù hợp với khả năng, nhu cầu học sinh khuyết tật; giám đốc Trung tâm phê duyệt, báo cáo sở giáo dục và đào tạo và cơ quan quản lý chuyên môn khác theo quy định để tổ chức thực hiện.
...
Như vậy, theo quy định trên thì kế hoạch giáo dục của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được xây dựng dựa trên cơ sở triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù phù hợp với khả năng, nhu cầu học sinh khuyết tật; giám đốc Trung tâm phê duyệt, báo cáo sở giáo dục và đào tạo và cơ quan quản lý chuyên môn khác theo quy định để tổ chức thực hiện.
Hồ sơ kế hoạch hoạt động và tổ chức các hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập gồm những gì?
Tại khoản 1 Điều 19 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT như sau:
Hồ sơ của Trung tâm
1. Hồ sơ kế hoạch hoạt động và tổ chức các hoạt động của Trung tâm bao gồm:
a) Kế hoạch tổ chức phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm;
b) Kế hoạch hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật;
c) Kế hoạch giáo dục của Trung tâm;
d) Hồ sơ tổ chức các hoạt động theo các kế hoạch tại các điểm a, b, c của khoản này và các hoạt động khác (nếu có).
2. Hồ sơ quản lý hoạt động dạy học và giáo dục của Trung tâm bảo đảm theo quy định hồ sơ trong Điều lệ nhà trường của cấp học tương ứng.
3. Hồ sơ giáo dục học sinh khuyết tật bao gồm:
a) Đối với học sinh khuyết tật học tập tại Trung tâm: giấy xác nhận mức độ khuyết tật, giấy tờ xác nhận khác (nếu có); kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh và các hồ sơ liên quan;
b) Đối với học sinh thực hiện can thiệp giáo dục sớm: sổ theo dõi can thiệp giáo dục sớm của giáo viên (nếu có).
4. Việc lưu trữ hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của Trung tâm được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ kế hoạch hoạt động và tổ chức các hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập gồm:
- Kế hoạch tổ chức phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm;
- Kế hoạch hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật;
- Kế hoạch giáo dục của Trung tâm;
- Hồ sơ tổ chức các hoạt động theo các kế hoạch tại các điểm a, b, c của khoản này và các hoạt động khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?