Trụ sở chính của Hội Làm vườn Việt Nam là ở đâu? Hội Làm vườn Việt Nam có những quyền hạn như thế nào?
Trụ sở chính của Hội Làm vườn Việt Nam là ở đâu?
Theo Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Làm vườn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1475/QĐ- BNV năm 2009 quy định về nguyên tắc pham vi hoạt động và địa vị pháp lý như sau:
Nguyên tắc pham vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Hội Làm vườn Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản; dân chủ, bình đẳng; công khai, minh bạch; tự chủ về tài chính; tuân thủ pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hội Làm vườn Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.
3. Hội Làm vườn Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng. Trụ sở chính của Hội đặt tại Hà Nội. Tùy theo yêu cầu công tác, Hội Làm vườn Việt Nam có thể đặt văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, trụ sở chính của Hội Làm vườn Việt Nam là ở Hà Nội.
Và tùy theo yêu cầu công tác, Hội Làm vườn Việt Nam có thể đặt văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Hội Làm vườn Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội Làm vườn Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Làm vườn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1475/QĐ- BNV năm 2009 về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế VAC, kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Vận động phong trào phát triển kinh tế theo mô hình VAC. Kiến nghị và góp ý kiến với Đảng và Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích kinh tế VAC phát triển.
2. Xây dựng và phát triển Hội ngày càng vững mạnh. Động viên tinh thần nhiệt tình, khả năng lao động sáng tạo của các hội viên, đoàn kết, hợp tác giúp nhau phát triển kinh tế VAC trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến, ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế các loại cây trồng, vật nuôi. Tạo điều kiện để hội viên giúp nhau về vốn, lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng và phát triển nghề làm vườn vững mạnh, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường.
3. Tuyên truyền, huấn luyện, tham gia đào tạo nghề, phổ biến kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ kỹ thuật làm kinh tế VAC. Cung cấp các dịch vụ về khoa học kỹ thuật, cây, con giống, vật tư, công cụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Xuất bản tài liệu huấn luyện, phổ biến kỹ thuật và quản lý kinh tế VAC.
...
Theo đó, Hội Làm vườn Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế VAC, kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Hội Làm vườn Việt Nam có những quyền hạn như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Làm vườn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1475/QĐ- BNV năm 2009 quy định về về quyền hạn của Hội như sau:
Quyền hạn của Hội
1. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Hội. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên.
2. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các tổ chức hội và hội viên vì lợi ích chung của Hội, hoà giải tranh chấp trong nội bộ Hội.
3. Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải vế kinh phí hoạt động. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Hội Làm vườn Việt Nam được gia nhập làm hội viên của các hội quốc tế và khu vực có cùng lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
5. Được thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội Làm vườn Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có quyền đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.