Trụ sở chính của Hiệp hội sữa Việt Nam là ở đâu? Chức năng của Hiệp hội sữa Việt Nam được quy định thế nào?
Trụ sở chính của Hiệp hội sữa Việt Nam là ở đâu?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ của Hiệp hội Sữa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 607/QĐ-BNV năm 2010 quy định về địa vị pháp lý của hiệp hội như sau:
Địa vị pháp lý của hiệp hội
Hiệp hội sữa Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội có Văn phòng đại diện đặt tại các địa phương trong nước hoặc ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, trụ sở chính của Hiệp hội sữa Việt Nam là ở thành phố Hồ Chí Minh.
Và Hiệp hội có Văn phòng đại diện đặt tại các địa phương trong nước hoặc ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Hiệp hội sữa Việt Nam (Hình từ Internet)
Chức năng của Hiệp hội sữa Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 5 Điều lệ của Hiệp hội Sữa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 607/QĐ-BNV năm 2010 quy định về chức năng của Hiệp hội như sau:
Chức năng của Hiệp hội
1. Tham gia góp ý, kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về các tiêu chuẩn, chính sách có liên quan tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh sữa; xây dựng chính sách sản xuất, kinh doanh của Hiệp hội nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh sữa; góp phần xây dựng một môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng và lành mạnh.
2. Hỗ trợ hội viên thông qua các hình thức:
a) Tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sản xuất, kinh doanh sữa tại Việt Nam;
b) Thu thập và cung cấp thông tin về tình hình thị trường kinh doanh sữa ở Việt Nam và một số khu vực trên thế giới;
c) Hỗ trợ và tổ chức diễn đàn, hội thảo về công tác sản xuất, kinh doanh sữa và nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ mới trong sản xuất và chế biến sữa.
3. Đại diện cho các hội viên trong việc xây dựng và quan hệ hợp tác với các Hội, Hiệp hội khác có liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh cũng như tiêu thụ sữa trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật.
4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên trong tranh chấp thương mại và hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các hội viên theo đúng điều lệ Hiệp hội và theo quy định của Pháp luật;
5. Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
6. Tuyên truyền, quảng bá về sữa hoạt động của Hiệp hội. Xây dựng trang thông tin điện tử, phát hành tạp chí của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hiệp hội sữa Việt Nam có những chức năng được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có chức năng đại diện cho các hội viên trong việc xây dựng và quan hệ hợp tác với các Hội, Hiệp hội khác có liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh cũng như tiêu thụ sữa trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật.
Hiệp hội sữa Việt Nam có những nhiệm vụ gì?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ của Hiệp hội Sữa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 607/QĐ-BNV năm 2010 về nhiệm vụ của Hiệp hội như sau:
Nhiệm vụ của Hiệp hội
1. Hướng dẫn, tư vấn, cung cấp thông tin về thương mại, pháp lý, kinh tế, khoa học, công nghệ, kỹ thuật, quản lý cho các hội viên. Trao đổi thông tin, ý kiến giữa các nhà sản xuất, các doanh nghiệp là hội viên với nhau và với các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, hợp tác, thiết lập và phát triển mối quan hệ kinh tế giữa hội viên của Hiệp hội với các đối tác trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. Nghiên cứu, tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội để phản ánh, đề đạt với các cơ quan nhà nước về những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh sữa.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng bền vững, sản xuất sữa chất lượng cao tại những trang trại chăn nuôi quy mô phù hợp, đạt tiêu chuẩn; đảm bảo lợi ích công bằng; phối hợp công tác đánh giá, chọn lọc nhằm nâng cao chất lượng con giống.
5. Tư vấn, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sữa và các sản phẩm sữa nói chung và sữa được sản xuất, chế biến trong nước. Từng bước tạo thói quen và sự tin tưởng để người Việt dùng sữa của Việt Nam.
6. Tổ chức các hoạt động tham quan du lịch, tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước và các hoạt động về giới thiệu sản phẩm của các hội viên của Hiệp hội; tổ chức hội thảo, hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức các loại hình bồi dưỡng, phổ biến kiến thức thích hợp nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, khoa học, công nghệ... cho các hội viên của Hiệp hội, khuyến khích giúp đỡ các tài năng kinh doanh, sản xuất theo quy định của pháp luật.
8. Xuất bản tạp chí, tập san, bản tin, các tài liệu phổ biến kỹ thuật và quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật.
9. Gia nhập các tổ chức tương ứng cùng lĩnh vực sữa trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật.
10. Tuỳ theo điều kiện thực tế, Hiệp hội có thể thành lập một số đơn vị hoạt động sản xuất, dịch vụ, tư vấn... Việc thành lập các đơn vị này phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Như vậy, Hiệp hội sữa Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu, tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội để phản ánh, đề đạt với các cơ quan nhà nước về những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh sữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?