Trong vụ án dân sự thì yêu cầu phản tố của bị đơn có thể được Tòa án xem xét, giải quyết trong trường hợp nào?
Trong vụ án dân sự thì yêu cầu phản tố của bị đơn có thể được Tòa án xem xét, giải quyết trong cùng một vụ án hay không?
Căn cứ theo khoản 4 và khoản 6 Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của bị đơn
...
4. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
...
6. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
...
2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
...
Theo quy định trên thì yêu cầu phản tố của bị đơn sẽ được Tòa án chấp nhận xem xét giải quyết nếu thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 200 nêu trên.
Vụ án dân sự (Hình từ Internet)
Phạm vi hòa giải dân sự được quy định như thế nào?
Hiện nay không có quy định cụ thể cho phạm vi hòa giải.
Dựa theo nguyên tác tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc tiến hành hòa giải
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Theo quy định này thì nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Cũng có thể hiểu là phạm vi thỏa thuận hòa giải trong vụ án dân sự chính là không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Mức tạm ứng án phí trong phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định như sau
Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án
1. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hình sự bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.
3. Mức tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm. Mức tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm bằng mức án phí hành chính phúc thẩm. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hành chính bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
4. Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Mức tạm ứng lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự.
6. Mức tạm ứng lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
Như vậy mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch.
Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.
Về mức án phí chị xem tại Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài sản đóng góp thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện cần phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện bao lâu?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đồng Tháp mới nhất? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đồng Tháp?
- Chi tiết 15 điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở TPHCM? Thời gian bắn pháo hoa Tết âm lịch TPHCM 2025 ra sao?
- Mẫu Quyết định điều chỉnh Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài mới nhất? Tải mẫu?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Phú Thọ? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Phú Thọ chi tiết?