Trong việc quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ nào?
Những cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp?
Theo Điều 3 Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
Theo quy định trên, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp gồm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các cấp.
Cụ thể, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
Và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
Giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2019/NĐ-CP về thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Nghị định này, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và thực hiện nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng và ban hành danh mục các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; danh mục ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu. Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp cho từng ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề trọng điểm quốc gia; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; ngành, nghề do cơ quan quản lý nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo và ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Quản lý Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp. Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện tham chiếu các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN và trình độ giáo dục nghề nghiệp của các khung trình độ quốc gia khác.
3. Quy định hệ thống biểu mẫu tối thiểu trong đào tạo; mẫu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp ở các cấp trình độ; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến về cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp.
...
12. Hướng dẫn việc tổ chức hội giảng, hội thi các cấp; tổ chức hội giảng, hội thi cấp quốc gia và tham gia hội thi tay nghề khu vực và thế giới.
13. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gồm những nội dung được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong việc quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phát triển giáo dục nghề nghiệp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Nghị định này, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và thực hiện nhiệm sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp của địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc.
2. Chỉ đạo tổ chức đào tạo các ngành, nghề chất lượng cao. Tổ chức xây dựng, phê duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật; định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới ba tháng đối với các ngành, nghề do địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo. Đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
3. Quản lý hoặc phân cấp quản lý trường cao đẳng, trường trung cấp trực thuộc và quản lý theo lãnh thổ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
...
10. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
12. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong việc quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?