Trong việc chống khủng bố thì những biện pháp khẩn cấp hiện nay được pháp luật quy định là biện pháp nào?

Em ơi cho chị hỏi: Trong việc chống khủng bố thì những biện pháp khẩn cấp hiện nay được pháp luật quy định là biện pháp nào? Chống khủng bố tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Nhã Bích đến từ Đà Nẵng.

Trong việc chống khủng bố thì những biện pháp khẩn cấp hiện nay được pháp luật quy định là biện pháp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định như sau:

Biện pháp chống khủng bố
1. Chống khủng bố được thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
2. Biện pháp khẩn cấp chống khủng bố là biện pháp được thực hiện ngay khi khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra nhằm kịp thời ngăn chặn khủng bố, loại trừ, hạn chế tác hại của khủng bố. Biện pháp khẩn cấp chống khủng bố bao gồm:
a) Bao vây, phong tỏa khu vực xảy ra khủng bố;
b) Giải cứu con tin, cấp cứu nạn nhân, cách ly người, di chuyển phương tiện, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm của khủng bố;
c) Thương thuyết với đối tượng khủng bố;
d) Bao vây, truy tìm, khống chế, bắt giữ đối tượng khủng bố; vô hiệu hóa vũ khí, công cụ, phương tiện sử dụng để thực hiện khủng bố;
đ) Tấn công, tiêu diệt đối tượng khủng bố, phá hủy vũ khí, công cụ, phương tiện đang được sử dụng để khủng bố;
e) Tạm dừng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, truyền thông bị lợi dụng để khủng bố;
g) Phá, dỡ nhà, công trình xây dựng, di dời chướng ngại vật gây cản trở hoạt động chống khủng bố; đặt chướng ngại vật để cản trở hoạt động khủng bố;
h) Bảo vệ, di chuyển, che giấu, ngụy trang công trình, mục tiêu là đối tượng tấn công của khủng bố;
i) Huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố;
k) Kiểm tra, phong tỏa tài khoản, nguồn tài chính; ngừng các giao dịch tiền, tài sản; tạm giữ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố;
l) Bóc mở, kiểm tra, thu giữ thư, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, gói, kiện hàng hóa liên quan đến khủng bố;
m) Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến khủng bố.
3. Chính phủ quy định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy trong việc chống khủng bố thì những biện pháp khẩn cấp gồm:

- Bao vây, phong tỏa khu vực xảy ra khủng bố;

- Giải cứu con tin, cấp cứu nạn nhân, cách ly người, di chuyển phương tiện, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm của khủng bố;

- Thương thuyết với đối tượng khủng bố;

- Bao vây, truy tìm, khống chế, bắt giữ đối tượng khủng bố; vô hiệu hóa vũ khí, công cụ, phương tiện sử dụng để thực hiện khủng bố;

- Tấn công, tiêu diệt đối tượng khủng bố, phá hủy vũ khí, công cụ, phương tiện đang được sử dụng để khủng bố;

- Tạm dừng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, truyền thông bị lợi dụng để khủng bố;

- Phá, dỡ nhà, công trình xây dựng, di dời chướng ngại vật gây cản trở hoạt động chống khủng bố; đặt chướng ngại vật để cản trở hoạt động khủng bố;

- Bảo vệ, di chuyển, che giấu, ngụy trang công trình, mục tiêu là đối tượng tấn công của khủng bố;

- Huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố;

- Kiểm tra, phong tỏa tài khoản, nguồn tài chính; ngừng các giao dịch tiền, tài sản; tạm giữ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố;

- Bóc mở, kiểm tra, thu giữ thư, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, gói, kiện hàng hóa liên quan đến khủng bố;

- Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến khủng bố.

Chống khủng bố

Chống khủng bố (Hình từ Internet)

Chống khủng bố tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 31 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định như sau:

Chống khủng bố tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này
1. Khi có căn cứ cho rằng khủng bố đã, đang hoặc sẽ xảy ra tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này trên lãnh thổ Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người biết vụ việc phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này hoặc cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân nhận được tin báo, tố giác về khủng bố có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
2. Khi chống khủng bố trong trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chống khủng bố đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 32 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định như sau:

Chống khủng bố đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài
Khi có căn cứ cho rằng khủng bố đã, đang hoặc sẽ xảy ra đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài thì người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền, phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật nước sở tại và kịp thời báo cáo Bộ Ngoại giao, Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia.

Như vậy chống khủng bố đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện như quy định trên.

Chống khủng bố
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghị định 93/2024/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/09/2024 có những sửa đổi về đối tượng áp dụng và nguyên tắc như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh? Thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh gồm những ai?
Pháp luật
Trong việc chống khủng bố thì những biện pháp khẩn cấp hiện nay được pháp luật quy định là biện pháp nào?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố trong trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống khủng bố
3,098 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chống khủng bố

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chống khủng bố

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào