Ai có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố trong trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng?
- Ai có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố trong trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng?
- Người chỉ huy chống khủng bố có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
- Lực lượng chống khủng bố tại Việt Nam bao gồm những cơ quan, tổ chức nào?
- Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố có phải chỉ được lấy từ ngân sách nhà nước không?
Ai có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố trong trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định như sau:
Người chỉ huy chống khủng bố
1. Người chỉ huy chống khủng bố là người được cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Trường hợp chưa có người chỉ huy chống khủng bố do cấp có thẩm quyền quyết định thì người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi xảy ra khủng bố có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.
3. Trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì người chỉ huy phương tiện đó có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố.
4. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.
Như vậy trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì người chỉ huy phương tiện đó có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố.
Chỉ huy chống khủng bố trên tàu bay, tàu biển (Hình từ Internet)
Người chỉ huy chống khủng bố có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố
1. Người chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định phương án, biện pháp chống khủng bố cần thiết;
b) Chỉ huy chống khủng bố theo quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền;
c) Trường hợp khẩn cấp nhưng chưa có quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền thì có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.
2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại các điểm a, b, c, d, e, h, i và m khoản 2 Điều 30 của Luật này, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.
3. Người có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, vô hiệu hóa hành vi khủng bố theo quy định của pháp luật.
4. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.
Lực lượng chống khủng bố tại Việt Nam bao gồm những cơ quan, tổ chức nào?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định như sau:
Lực lượng chống khủng bố
1. Lực lượng chống khủng bố gồm:
a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố;
b) Các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố.
2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Như vậy lực lượng chống khủng bố tại Việt Nam bao gồm:
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố;
- Các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố.
Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố có phải chỉ được lấy từ ngân sách nhà nước không?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định như sau:
Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố
1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố không chỉ được lấy từ ngân sách nhà nước mà còn được lấy từ nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?